Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

“Bỏ Đảng là yêu nước”



Ngày 04/11/2018, trên trang mạng facebook của tổ chức phản động Việt Tân có đăng tải bài viết của đối tượng phản động được gọi là nhà báo Phạm Đoan Trang với nội dung bài viết: “Bỏ Đảng là yêu nước” với những luận điệu nói xấu, xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam, kêu gọi đảng viên hãy từ bỏ Đảng.
Chúng ta, những công dân được sống trong một đất nước hòa bình, độc lập, ai cũng được hưởng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam. Những người dân Việt Nam dù sống ở trong và ngoài nước đều không bao giờ quên được công lao to lớn của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Thế nhưng, bên cạnh đó không ít các tổ chức, cá nhân cả trong và ngoài nước dưới sự hà hơi, tiếp sức của các tổ chức phản động, của các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta bằng nhiều hình thức, biện pháp hết sức tinh vi và xảo quyệt, chúng tuyên truyền, bóp méo sự thật, nói xấu, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước, các nguyên thủ Quốc gia… để đạt được những mục tiêu đen tối.
Trong bài viết nêu trên, Phạm Đoan Trang với những nhận thức thiển cận, mang nặng chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, hẹp hòi đã bóp méo, bôi nhọ, vu khống, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Đây là sự xuyên tạc trắng trợn chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, đồng thời kích động phá vỡ quan hệ láng riềng giữa Việt Nam và Trung Quốc, vu khống, Đảng, Nhà nước chỉ biết làm và nghe theo một cách rập khuôn, máy móc các mô hình, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc dẫn đến đã có những thất bại trong quá trình lãnh đạo đất nước.
Những luận điệu mà đối tượng Phạm Đoan Trang đưa ra có lẽ không có gì xa lạ đối với mỗi chúng ta và đặc biệt nó được đăng tải trên trang mạng của tổ chức phản động Việt Tân. Đối tượng này đã không nhìn thấy những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chúng ta có thể thấy rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong suốt quá trình chiến đấu, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Có thể điểm qua các thành tựu chính sau: Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam khi đó (là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) đã họp Hội nghị hợp nhất thành một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với sự kiện lịch sử trọng đại này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức được thành lập. Từ đây cách mạng nước ta có đường lối đúng đắn, thoát khỏi giai đoạn bế tắc về đường lối lãnh đạo cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự trở thành người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Đây là sự phát triển tất yếu của lịch sử, là kết quả của sự phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam. Hơn 88 năm qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã lập nên những kỳ tích to lớn. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kéo dài 9 năm đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”. Thực dân Pháp rút, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp trực tiếp xâm lược nước ta. Đảng ta đã lãnh đạo đất nước thực hiện hai chiến lược cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc hậu phương lớn ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng, thu giang sơn về một mối.
Công cuộc đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Ðại hội VI đến nay là một công trình sáng tạo lớn. Trải qua hơn 30 năm phấn đấu bền bỉ, phải vượt qua biết bao khó khăn thử thách, công cuộc đổi mới đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Bộ mặt đất nước có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; giai đoạn 1996 - 2000, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực (1997 - 1999), GDP vẫn duy trì bình quân tăng 7,6%/ năm; giai đoạn 2001 - 2005, GDP tăng bình quân 7,34%; giai đoạn 2006 - 2010, GDP đạt 7%/năm. Trong các năm tiếp theo, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công 2010, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới. Năm 2016, GDP tăng 6,21%; năm 2017, GDP tăng 6,81%, các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra…
Hơn 30 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Ðời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế mới và lực mới để đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Đình Lý






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét