Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Giá trị



Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) có tầm vóc và ý nghĩa lịch sử, quyết định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để. Từ đó đến nay, qua các kỳ Đại hội, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước luôn được khẳng định trong thực tiễn.
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, Đại hội XII của Đảng đã khẳng định những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1996), vượt qua tình trạng một nước nghèo, kém phát triển (2008); đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế khá; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những nhận thức rõ và đầy đủ hơn vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Thực hiện các chính sách xã hội ngày càng tốt hơn, nhất là chính sách xóa đói giảm nghèo, tỉ lệ hộ đói nghèo giảm từ 58% (năm 1993) xuống còn dưới 5% (năm 2015). Phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng con người được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, bảo đảm ổn định chính trị, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng rộng mở, đến năm 2015, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 186 nước trong 193 nước thành viên Liên hợp quốc; quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước. Thực hiện nhất quán và thành công “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”5. Nhận thức về mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường phát triển đất nước ngày càng rõ hơn, có cơ sở khoa học và hiện thực.
Thành tựu to lớn cần được khẳng định, song cũng cần thấy rõ những hạn chế yếu kém. Nền kinh tế Việt Nam quy mô còn nhỏ, chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh còn thấp. Nhận thức về quan hệ sản xuất cần được nghiên cứu làm rõ, nhất là vấn đề sở hữu. Phân hóa giàu nghèo tăng lên với chênh lệch ngày càng cao. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, văn hóa, đạo đức có mặt xuống cấp. Hệ thống chính trị còn cồng kềnh, kém hiệu quả, hiệu lực lãnh đạo, quản lý còn hạn chế. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được khắc phục như mong muốn. Bốn nguy cơ Đảng ta đã cảnh báo vẫn tồn tại và có mặt phức tạp hơn, nhất là tình trạng tham nhũng, lãng phí và sự chống phá của các thế lực thù địch.
Đại hội XII xác định rõ quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ mới: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Với những thành tựu to lớn mà chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam mới đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vậy mà trên trang Facebook Việt Tân, vào ngày 04 tháng 11 năm 2018 đối tượng Phạm Đoan Trang đăng tải bài: “Bỏ Đảng là yêu nước”. Đây thực chất chỉ là nội dung xuyên tạc nói xấu Đảng cộng sản Việt Nam, kêu gọi đảng viên hãy từ bỏ Đảng. Luận điểm này đi ngược lại với mong muốn và nguyện vọng hàng ngàn đời của nhân dân Việt Nam yêu nước với mong muốn đó là xây dựng một nước Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” và điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy mọi quan điểm cho rằng “Bỏ Đảng là yêu nước” là hoàn toàn sai trái. Có lẽ vì vậy mỗi người cán bộ, đảng viên và nhân dân hãy luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng qua đó đấu tranh và đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch, cơ hội, giữ vững quan điểm lập trường, vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào đường lối đổi mới, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng Đã khởi sướng và lãnh đạo./.
Công Mạnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét