Trong bối
cảnh đất nước đang bước vào hội nhập và phát triển như hiện nay, pháp luật ngày
càng đóng vai trò quan trọng, vừa là công cụ quản
lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho
sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đưa
pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường
xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Có thể nói
phổ biến pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu ở mỗi quốc
gia. Đó là khâu then chốt nhằm ngăn ngừa, hạn chế các loại tội phạm, góp phần
thiết lập trật tự kỷ cương xã hội. Ngày Pháp luật là một trong những hình thức,
biện pháp, là một mô hình triển khai cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012, theo đó: “Ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức Ngày Pháp luật nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.
Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012, theo đó: “Ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức Ngày Pháp luật nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.
Với ý nghĩa của Ngày Pháp luật trước hết là nhằm thể hiện
tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp
luật trong cuộc sống của mỗi con người và trong sự phát triển của quốc gia, sự
hưng thịnh của dân tộc, đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật
thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, mọi cơ quan,
tổ chức và toàn xã hội./.
Văn Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét