Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho
thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Phần lớn đoàn
viên, thanh niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của
đất nước, sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân; có ước mơ,
hoài bão, tự tin, dám nghĩ, dám làm.
Tuy nhiên, một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức
chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc, tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ
diễn biến phức tạp.
Trong những năm gần đây khoa học, công nghệ và kinh tế tri
thức phát triển mạnh mẽ; hệ thống thông tin trên internet tác động mạnh mẽ đến
tư tưởng, tình cảm thế hệ trẻ. Đây là một mặt trận mới cần phải có sự định
hướngđể khong những thế hệ trẻ mà toàn thể nhân dân ta nhận thức rõ, không mắc
mưu các thế lực thù địch.
Các trang mạng xã hội hiện nay có sự kết nối và lan tỏa
nhanh, mạnh mẽ. Nó phá vỡ những ngăn cách về địa lý, ngôn ngữ, giới tính lẫn
quốc gia. Mạng xã hội đã giúp ích cho công việc, cho việc tìm kiếm, truy cập
thông tin, thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải trí… Tuy nhiên, cũng có
nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá nhân
và cuộc sống của người sử dụng.
Tuy internet chỉ là thế giới ảo, nhưng những gì có trong thế
giới thực đều được phản ánh vào internet bằng một cách vô tình hay hữu ý nào đó
và những gì không có trong thế giới thực cũng có thể tìm thấy trên internet. Hiện
nay tại nước ta đã có có hơn 39 triệu người sử dụng internet; hơn 3/4
triệu người Việt Nam đang thường xuyên sử dụng mạng xã hội, nhất là ứng dụng
Facebook.
Lướt qua mạng xã hội chúng ta có thể dễ dàng đọc được các
thông tin ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống với các hình thức hấp dẫn
sinh động. Những thông tin đó dù phản ánh đúng hay sai về sự việc trong cuộc
sống thì nó cũng đều được chia sẻ và lan truyền rất nhanh.
Truyền thông xã hội luôn có hai mặt, vừa tích cực, vừa tiêu
cực. Các cá nhân trên mạng Facebook có xu hướng đưa tin hoặc bình luận chủ
quan, theo cách nhìn cá nhân của mình, thậm chí chưa đọc hết nội dung đã bình
luận hoặc chưa hiểu rõ vấn đề đã vội quy chụp, tâm lý a dua theo quan điểm số
đông mà ta hay gọi là “tâm lý đám đông”, đây là một vấn đề người dùng Facebook
nói chung và thanh niên nói riêng cần quan tâm để tránh bị kẻ thù lợi dụng. Ở
đây cũng có nhiều người, nhất là các tổ chức phản động lợi dụng đặc tính này để
cố tình đưa tin sai lệch, thiên kiến, vụ lợi hoặc bôi nhọ các cá nhân, tổ chức,
nhất là bôi nhọ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cấp trong hệ thống chính trị cơ sở.
Nhất Vũ
Nhiều kênh truyền thông chính thống, cung cấp thoong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét