Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

LUẬN ĐIỆU "DIỄN BIẾN" ĐỂ CHỐNG PHÁ LUẬT AN NINH MẠNG



Trong những ngày vừa qua, lợi dụng thời điểm công bố dự thảo Nghị định thực hiện Luật An ninh mạng của Chính phủ, các phần tử, đối tượng cơ hội lại tìm cách tung ra những bài viết, thư ngỏ, kể cả viện dẫn một số ý kiến được cho là của chuyên gia công nghệ thông tin để phân tích, lập luận, đưa ra luận điệu xuyên tạc, vu khống, nhằm tạo ra nhận thức sai lệch, “diễn biến” tình hình Việt Nam với mục đích ngăn cản thực thi khi thời điểm hiệu lực của Luật sắp tới gần.
Sau hơn 20 năm chính thức kết nối Internet toàn cầu, tính đến nay, Việt Nam đã có khoảng 64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với số liệu này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Việc Internet phát triển nhanh chóng đã tạo ra không gian mạng rộng lớn và có tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Con người được tiếp cận với thông tin, tri thức, những tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại của nhân loại…
Từ đó, không gian mạng là một phần trong đời sống, tham gia mạnh mẽ và tác động trong quan hệ giữa con người với con người của đời sống xã hội. Bên cạnh những tác động tích cực vô cùng lớn lao, không gian mạng cũng để lại tác động tiêu cực, những nguy cơ thách thức đối với an ninh quốc gia không hề nhỏ.
Trong điều kiện đó, xây dựng công cụ pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ, quy định quy tắc xử sự, ứng xử khi chuẩn mực xã hội bị xâm phạm trên không gian mạng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể là điều bình thường.
Luật An ninh mạng ra đời đáp ứng yêu cầu cấp bách thực tiễn đặt ra, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật trong dòng chảy của đời sống nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn hơn.
Thực tiễn ở nhiều quốc gia, ngay cả những nước Âu – Mỹ phát triển thì đảm bảo an ninh mạng là vấn đề đã được luật hóa. Nhiều cuộc bạo loạn, lật đổ diễn ra ở nhiều nước mà hậu quả dẫn đến là bất ổn chính trị, xung đột vũ trang, trong đó công cụ chính được sử dụng để kích động, lôi kéo từ không gian mạng là bài học nhãn tiền vẫn còn nóng hổi.
Tấn công mạng quy mô lớn là phương thức được sử dụng phổ biến nhằm vào các cơ quan chính phủ, hệ thống tài chính, ngân hàng, thông tin, liên lạc, giao thông, nhà máy điện nguyên tử… trực tiếp uy hiếp đến an ninh quốc gia trên nhiều lĩnh vực xuất phát từ an ninh mạng.
Mặc dù thể hiện dưới nhiều ngôn từ khác nhau, nhiều quốc gia đã ban hành những chính sách, văn bản luật để đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ thông tin, con người, trật tự, an toàn xã hội khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, đã có 138 nước ban hành luật an ninh mạng (trong đó có 95 nước đang phát triển). Do vậy, Việt Nam ban hành và thực hiện Luật An ninh mạng không phải là trường hợp mới và mang tính ngoại lệ.
Đối với Việt Nam, cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của Internet, các loại tội phạm trên không gian mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng nguy hiểm và diễn biến phức tạp.
Hàng triệu máy tính có nguy cơ bị lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu Gmail, Facebook… Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ tấn công qua mạng; tội phạm xâm nhập hệ thống ngân hàng đánh cắp tiền, chiếm đoạt giữ liệu, tống tiền, đánh bạc xuyên quốc gia, môi giới mại dâm, mua bán ma túy, diễn biến, xuyên tạc, bóp méo tình hình Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, nhà nước, kêu gọi biểu tình, kích động bạo loạn, lật đổ… diễn ra trên không gian mạng.
Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm ngày càng phức tạp, trong khi cơ chế, công cụ pháp lý còn chưa hoàn thiện.
Mặc dù vậy, trong những ngày vừa qua, lợi dụng thời điểm công bố dự thảo Nghị định thực hiện Luật An ninh mạng và thời điểm Luật sắp sửa có hiệu lực thi hành, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, nhiều người dưới danh nghĩa các nhà hoạt xã hội đã tìm cách lập luận, phân tích với mục đích ngăn cản quá trình thực hiện Luật An ninh mạng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua.
Như đã phân tích ở trên, Luật An ninh mạng ở Việt Nam không phải là trường hợp cá biệt, ngoại lệ, mà mang tính phổ quát chung như nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngoài mục đích là cơ sở pháp lý hữu hiệu góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc và người dân trước những nguy cơ đe dọa, tạo môi trường không gian mạng lành mạnh, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phục vụ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì Luật An ninh mạng không nhằm mục đích nào khác.
Chính vì vậy, có luận điệu cho rằng Luật An ninh mạng của Việt Nam là vi phạm quyền con người, là vi hiến, ảnh hưởng đến quá trình phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại là không có cơ sở.
Luật An ninh mạng được Quốc hội thống nhất thông qua với sự nhất trí cao, điều đó thể hiện nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân thông qua người đại biểu của mình.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật là hết sức cần thiết để tạo sự thống nhất trong nhận thức, cách thức tổ chức thực hiện đảm bảo tính pháp chế được thực thi một cách hiệu lực, hiệu quả. Luật An ninh mạng một mặt bảo vệ an toàn, an ninh mạng, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân trên không gian mạng, không có những hành vi, việc làm trái với quy định của pháp luật gây tổn hại đến an ninh quốc gia và các chuẩn mực, giá trị tốt đẹp khác.
Như vậy thì sao lại nói là các doanh nghiệp nước ngoài “e ngại” Luật An ninh mạng, làm cản trở quá trình hội nhập hợp tác Việt Nam? Luật An ninh mạng được Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, ban hành đúng với chức năng, vì lợi ích chung, phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật hiện hành, được hệ thống chính trị đồng thuận, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Với lôgic như vậy, nói Luật An ninh mạng cản trở quá trình hội nhập, làm chậm quá trình phát triển kinh xã hội là một lập luận suy diễn theo chiều hướng tiêu cực, cố tình làm hoang mang dư luận, tạo ra cách hiểu, cách nhận thức sai trong nhân dân.
Bên cạnh những ý kiến kiến phản biện mang tính xây dựng để hoàn thiện Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng của nhân dân, lợi dụng vào thời điểm này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phần tử núp bóng đấu tranh dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự… “đục nước béo cò” tung ra những luận điệu xuyên tạc, hòng cản trở quá trình thực hiện.
Mục đích của họ là gì? Phải chăng những phần tử, đối tượng này trong nhiều năm qua đã lợi dụng không gian mạng, coi đây là công cụ, kênh thông tin tuyên truyền xuyên tạc hữu hiệu, phương thức kết nối trong - ngoài hiệu quả để “nội công, ngoại kích”, vận động, lôi kéo, tập hợp lực lượng… để gia tăng chống phá Đảng, Nhà nước, suy diễn tình hình Việt Nam với mục đích đấu tranh hòng làm tan rã thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
Nay Luật An ninh mạng ban hành, thực thi những điều kiện nói trên bị hạn chế, triệt tiêu, do vậy, chúng gia tăng đấu tranh, vận động để ngăn cản. Thủ đoạn tinh vi, thâm độc rõ ràng là thế.
Trong thời điểm lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng và thời gian có hiệu lực của luật sắp đến gần, cần cảnh giác trước thủ đoạn chống phá, những luận điệu diễn biến, xuyên tạc, công kích mà chúng đã và đang gia tăng phá hoại.
Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo pháp luật Việt Nam nói chung và Luật An ninh mạng, thực hiện và được các thiết chế của luật bảo hộ. Các hoạt động kinh tế, giao dịch, không gian mạng được an toàn hơn, trong môi trường mạnh hơn, hạn chế được các nguy cơ tấn công, xâm nhập với mục đích xấu đối tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam./.
 Xuân Luân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét