Hơn một thế kỷ trước, mặc dù điều kiện lịch
sử, bối cảnh kinh tế - xã hội cũng như các vấn đề căn bản mà ngày nay chúng ta
phải đối mặt đã thay đổi, song điều đó hoàn toàn không làm lay chuyển sứ mệnh lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là khoa học, là chân lý, có giá trị vượt
thời đại, có sức sống mãnh liệt. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống tư tưởng
ở tầm đỉnh cao lý luận, vì đã không chỉ dừng lại ở việc mô tả hiện tượng của chủ
nghĩa tư bản mà còn phát hiện ra những quy luật cơ bản của chủ nghĩa tư bản nói
riêng và sự phát triển xã hội loài người nói chung. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự
vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam; là ngọn cờ tư tưởng và kim chỉ nam dẫn dắt sự nghiệp giải phóng dân tộc,
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản
Việt Nam nhất quán chủ trương kiên định, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng Cộng sản.
Tư
tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh ngay từ khi xuất hiện đã bị
các thế lực thù địch và phản động không ngừng xuyên tạc, phê phán, bác bỏ và chống
phá quyết liệt. Trên phạm vi thế giới chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin là một học
thuyết phê phán chủ nghĩa tư bản sâu sắc nhất, triệt để nhất. Ở Việt Nam, mặc
dù có nhiều nhà cách mạng, nhiều nhà tư tưởng, song cũng chỉ có Hồ Chí Minh phê
phán trực tiếp và đúng bản chất chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa
đế quốc cũng như các lực lượng thù địch với dân tộc Việt Nam. Sự vạch trần và
phê phán đến tận cốt tủy
này đã khiến chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn
thù hận và tìm mọi thủ đoạn chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Các thế lực thù địch dùng “trăm phương
nghìn kế” để bôi nhọ, phủ định sạch trơn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Thứ
nhất, cố tình xuyên tạc, hạ thấp vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyên truyền
rằng tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen cách ngày nay 150 năm, của V.I.Lênin cách
ngày nay 100 năm, thời gian đã quá xa, những tư tưởng này không còn phù hợp để
lý giải một xã hội phát triển như hiện nay. Hơn nữa, họ còn cho rằng cả C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đều xuất phát từ bối cảnh lịch sử của phương Tây, vì vậy,
không thể hiểu và không thể giải quyết vấn đề của phương Đông, đặc biệt là của
Việt Nam. Lập luận này sai về cả lôgíc lẫn lịch sử. Thực tiễn cho thấy, không phải
cứ thời gian càng trôi xa thì học thuyết, tư tưởng càng mất đi giá trị. Có những
học thuyết, tư tưởng càng qua thời gian thì càng khẳng định giá trị của mình.
Tri thức khoa học xã hội, khoa học nhân văn mang đặc trưng tích luỹ chứ không
mang đặc trưng thay thế như kỹ thuật, công nghệ, vì thế mà có những học thuyết
tồn tại hàng nghìn năm qua vẫn còn giá trị.
Thứ
hai, tập trung tấn công tư tưởng Hồ Chí Minh với hai thái cực khác nhau: một
là, hạ thấp tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh chỉ nhắc lại tư tưởng của
C.Mác, PhĂnghen, V.I.Lênin và các nhà tư tưởng vĩ đại khác chứ không có tư tưởng
của riêng mình hoặc tư tưởng không trở thành một hệ thống; hai là, đề cao tư tưởng
Hồ Chí Minh, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng Hồ
Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không theo chủ nghĩa cộng sản. Cả
hai quan niệm này đều sai, vì tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử Việt Nam. Người đã kết hợp nhuần nhuyễn
chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng truyền thống dân tộc và các giá trị tinh hoa
của nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hồ Chí Minh không phải là những luận điểm
sáo rỗng, giáo điều mà đã chuyển hóa thành hệ thống thế giới quan, phương pháp
luận, nhân sinh quan khoa học, thực tiễn, trực tiếp chỉ đạo thành công của cách
mạng Việt Nam.
Thứ
ba, phủ nhận tính hợp pháp và tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các
thế lực thù địch, phản động cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đã hết vai
trò lịch sử. Đảng cầm quyền là không chính đáng, vì không được bầu lên; con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm, sẽ thất bại giống như Liên Xô và một số nước
Đông Âu,... Chúng cố tình quên rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành chính quyền
từ tay ngoại xâm để xây dựng một nước Việt Nam mới độc lập, tự chủ. Đảng Cộng sản
Việt Nam không chỉ lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi qua các cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc mà còn cả trong xây dựng đất nước. Thành tựu của sự nghiệp đổi mới,
đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao… là minh chứng sinh động nhất
cho việc Đảng là đại diện cho ý nguyện và lợi ích của nhân dân. Nhân dân thừa
nhận sự lãnh đạo của Đảng, gọi Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng ta.
Thứ
tư, phủ nhận mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; cho rằng
tất yếu phải đi theo con đường của chủ nghĩa tư bản. Những luận điệu đó bắt nguồn
từ việc vô tình hoặc cố ý lẫn lộn giữa hiện tượng với bản chất, giữa tính đặc
thù với tính phổ biến, giữa cái riêng với cái chung. Họ đã rêu rao tư bản chủ
nghĩa là con đường duy nhất để phát triển, cố tình biến những khuyết điểm của
chủ nghĩa tư bản thành ưu điểm, thần thánh hóa chủ nghĩa tư bản; khoét sâu những
hạn chế, khuyết điểm trong quá trình phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội,
quy kết thành bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Trước bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước hiện nay, niềm
tin của dân đối với Đảng, đối với chế độ đang có sự giảm sút. Nguyên nhân trực tiếp của thách thức
trên chính là tệ nạn nhóm lợi ích, tham nhũng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt,
có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số
cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty... Những hạn chế, khuyết điểm
nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy
giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn
vong của Đảng và chế độ”.
Hai
là, đã xuất hiện hiện tượng một bộ phận đảng viên, cán bộ và quần chúng nhân dân
lơi là, thậm chí coi thường việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Xuất hiện
khuynh hướng đề cao, tuyệt đối hóa tăng trưởng kinh tế, ít chú ý đến củng cố nền
tảng tư tưởng. Tính chiến đấu về mặt tư tưởng chưa được đề cao. Xuất hiện tâm
lý ngại đấu tranh trên phương diện tư tưởng, lý luận. Một số người coi thường
lý luận, chỉ quan tâm đến thực tiễn mà không hiểu rằng lý luận và thực tiễn gắn
bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời.
Ba
là, sự tấn công của các thế lực thù địch và phản động ngày càng tinh vi hơn.
Trước đây, các thế lực thù địch và phản động thường xuyên tạc, phủ nhận trực tiếp
nền tảng tư tưởng của Đảng, hoặc tấn công cá nhân, bôi nhọ đời tư các nhà kinh
điển và các lãnh tụ thì trong thời gian qua, bên cạnh các phương thức cũ, chúng
tấn công về mặt lý luận ngày càng nhiều hơn. Ngày càng có nhiều bài viết dài,
sâu, đứng trên lập trường, cách tiếp cận phương Tây, trái ngược với chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ở một mức độ tinh vi hơn, nhiều lý
thuyết được dịch, truyền bá vào Việt Nam nhằm pha loãng hoặc nhằm dần thay thế
cho hệ tư tưởng chính thống.
Bên cạnh đó, một số kẻ cơ hội chính trị hết lời ca ngợi chủ nghĩa
xã hội dân chủ và chủ nghĩa dân chủ xã hội, cho rằng chủ nghĩa xã hội không nhất
thiết phải đạt được thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng vô sản. Một số
người đã phản bác khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa, phản đối chuyên chính vô
sản; phê phán những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, như chủ nghĩa
duy vật lịch sử, lý luận giá trị thặng dư,... Một số khác lại cho rằng chủ
nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống chưa hoàn chỉnh, các lý luận về mặt triết học,
kinh tế, chính trị, xã hội còn nhiều điểm lạc hậu. Tất cả mưu toan thâm hiểm và
tinh vi đó của các thế lực thù địch và phản động cần phải bị bóc trần và đấu
tranh ngăn chặn.
Xuất phát từ những tồn tại, khó khăn
đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên, học viên, hạ sỹ quan – binh sỹ cần
dùng thực tiễn để bảo vệ lý luận, lấy thành tựu đổi mới,
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân làm chỗ dựa vững chắc cho tư tưởng. Bản
chất của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là thực tiễn như Mác đã từng nói “Các nhà
triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là
cải tạo thế giới”. Không một lý thuyết nào có thể đứng vững nếu lý thuyết đó
không giúp làm thay đổi thực tiễn theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Cũng như vậy, với
tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, trong điều kiện mới
của đất nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng ngày càng được
khẳng định bằng chính thực tiễn sinh động của Việt Nam.
Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, học tập,
giáo dục và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh không phải là một thứ tín ngưỡng hay giáo điều cứng nhắc, mà là một học
thuyết mang tính mở, sáng tạo, gắn liền với sự phát triển của thực tiễn, hay
nói cách khác, là thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Muốn bảo vệ một
cách đúng nghĩa nhất phải thực sự sử dụng vũ khí tư tưởng của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải phát huy sức mạnh thế giới quan và phương
pháp luận của nền tảng tư tưởng trong hoạt động thực tiễn, nghĩa là phải có ích
cho việc phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề của thực tiễn Việt Nam. Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải được nuôi dưỡng, bổ sung và phát triển bằng
thực tiễn cuộc sống. Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính
là để vận dụng vào chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Nói cách khác, thực tiễn hằng
ngày chính là nguồn sống của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, do
đó, tách rời thực tiễn đất nước khỏi nền tảng tư tưởng vừa khiến chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên giáo điều, vừa làm chậm quá trình phát
triển bền vững của đất nước.
Tích cực đấu tranh phê phán tư tưởng của
thế lực thù địch,
phản động và một số
nhà tư tưởng phương Tây, từ các góc độ của mình đã và đang tập trung phê phán chủ nghĩa Mác -
Lênin trên nhiều khía cạnh khác nhau. Bên
cạnh việc thảo luận học thuật, chống lại các luận điệu sai trái, thù địch, việc
chống lại các nền tảng tư tưởng của các luận điệu sai trái đó, đấu tranh với
các hệ tư tưởng thấm đẫm trong các trào lưu chính trị cũng là một việc làm hết
sức quan trọng. Để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta
cần quan tâm và đấu tranh với các hình thức cực đoan của các loại chủ nghĩa
khác, như chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa dân tộc dân túy, chủ nghĩa bảo hộ, chủ
nghĩa đế quốc,... Cụ thể, chủ nghĩa tự do mới phản đối sự can thiệp của nhà nước
vào nền kinh tế, cực đoan hóa vai trò của thị trường tự do, quá thiên về chủ
nghĩa cá nhân; chủ nghĩa dân tộc dân túy cực đoan hoá chủ nghĩa dân tộc, đe dọa
đến hòa bình và thịnh vượng chung…
Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vốn được đúc kết từ tinh hoa trí tuệ
dân tộc và nhân loại, vì vậy phải được sử dụng để đối thoại với các trào lưu tư
tưởng tiến bộ hiện nay, để hấp thụ, chuyển hóa và sử dụng những giá trị hợp lý
phục vụ cho dân tộc và cộng đồng. Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không tách rời kho tàng trí tuệ nhân loại,
không quay lưng với thế giới, chủ
nghĩa Mác - Lênin không xa lạ với những giá trị của thế giới phương Tây đương đại,
như tôn trọng nhân phẩm, tôn trọng tự do, bình đẳng, dân chủ, bác ái, bao
dung,... vì những giá trị này cũng chính là những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Chúng ta không
nên chỉ tập trung vào những điểm khác biệt của chủ nghĩa Mác - Lênin so với các
học thuyết khác mà còn phải nhìn thấy những điểm tương đồng, dù cho cách tiếp cận
có thể khác nhau. Có như vậy, chúng ta mới có thể xuất phát từ cao độ của chủ
nghĩa Mác - Lênin để lý giải các học thuyết khác, phê phán và tiếp thu các học
thuyết ấy nhằm làm phong phú thêm cho hệ tư tưởng mácxít và giải quyết tốt hơn
những vấn đề do thực tiễn đặt ra./
Bá Thưởng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét