"Nhân quyền" hay còn gọi là
“quyền con người" là tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản để đánh giá về
địa vị pháp lý của cá nhân". Nội hàm của nhân quyền thể hiện:
- Nó là thể thống nhất giữa quyền tự nhiên và quyền xã hội;
là một giá trị phổ quát toàn nhân loại.
- Là 1 phạm trù lịch sử - chính tri,
nhân quyền gắn liền với cuộc đấu tranh chống áp bức bất công xã hội, phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Nhân quyền vừa mang tính giai cấp đồng
thời mang tính dân tộc, do đó mà không thể lấy tiêu chuẩn nhân quyền ở quốc gia
này áp đặt vào quốc gia khác - “tiêu chuẩn kép".
NHÂN QUYỀN ở Việt Nam vừa mang tính phổ quát vừa có tính đặc
thù:
* Tính phổ quát toàn nhân loại:
* Tính phổ quát toàn nhân loại:
1. Quyền con người đồng nghĩa với tự
do của con người, là quyền không thể bị tước đoạt.
2. Phản ánh giá trị nhân phẩm, giá trị
làm người, trong đó giá trị nhân phẩm là cốt lõi.
3. Thể hiện khát vọng muốn có tất cả các tiền đề, điều kiện cần
thiết cho cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp hơn.
4. Là vấn đề quan hệ giữa cá nhân với nhà nước, quan hệ cá
nhân với quyền lực.
5. Là công cụ để mỗi người tự bảo vệ các quyền của mình trước
cường quyền và bạo lực.
* Tính đặc thù về nhân quyền ở Việt
Nam hiện nay:
1. Quyền con người và quyền dân tộc cơ
bản là thống nhất. Sở dĩ như vậy là bởi, việc giải phóng con người Việt Nam gắn
liền với giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc; đồng
thời là sự thống nhất giữa nhân quyền và chủ quyền. Hồ Chí Minh đã rất đúng và
sâu sắc khi trích Tuyên ngôn độc lập (1776) của Hoa Kỳ là: "Tất cả mọi người
sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”. Đồng thời Người trích Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp
(1791): "Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn
được tự do bình đẳng về quyền lợi". Trên cơ sở chân lý đó, Hồ Chí Minh đã
suy luận một cách logic: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền được sống, quyền sung sướng và quyền tự
do".
2. Nhân quyền ở Việt Nam được thể hiện
trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...được bảo đảm
bằng Hiến pháp và pháp luật.
Thực tế quyền con người ở Việt Nam đã và đang được thực thi và mở rộng cùng với quá trình dân chủ hoá trên cơ sở những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đạt được trong quá trình đất nước đổi mới.
Thực tế quyền con người ở Việt Nam đã và đang được thực thi và mở rộng cùng với quá trình dân chủ hoá trên cơ sở những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đạt được trong quá trình đất nước đổi mới.
Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu, Việt
Nam còn có những hạn chế, khuyết điểm về bảo đảm quyền con người, biểu hiện ở
tình trạng khiếu kiện diễn ra ở nhểu nơi... Những hạn chế đó đã và đang được dần
khắc phục bằng quyết tâm chính trị cao.
Trên đây là mấy vấn đề cơ bản về nhân quyền hay quyền con người.
Nhận thức rõ điều này, có ý nghĩa giúp chúng ta phê phán, bác bỏ những luận điệu
của các thế lực thủ địch không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc bằng các luận điệu
"Nhân quyền cao hơn chủ quyền" ...vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm
quyền con ngưởi để chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét