Thượng tôn pháp luật là mọi công dân, tổ chức phải sống và làm
việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng,
không ai được đứng trên, đứng ngoài pháp luật.
Ngày Pháp luật là ngày để tinh thần thượng tôn pháp luật được đề
cao, để pháp luật được thực thi sứ mệnh là công cụ quản lý đất nước, bảo vệ
quyền con người và trở thành nhu cầu tự thân của mỗi công dân.
Việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 hàng năm được xác định
trước hết là để tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến
pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người và trong sự phát triển của
quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc. Qua đó đề cao tinh thần thượng tôn pháp
luật, để tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi
của mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.
Thượng tôn pháp luật là mọi công dân, tổ chức chức phải sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.
Không ai được đứng trên, đứng ngoài pháp luật. Việc Ngày pháp luật năm 2015 lấy
chủ đề “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân” chính là để hiện thực hóa nỗ lực thúc đẩy Nhà nước pháp quyền mà Hiến pháp
năm 2013 đã xác định, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các
quyền con người.
Mọi công dân đều phải
thượng tôn pháp luật. Nhưng trước hết phải bắt đầu từ đội ngũ cán bộ, đảng
viên, công chức ở các cơ quan thực thi pháp luật, đặc biệt là những người được
Nhà nước giao trọng trách cầm cân nảy mực. Sự gương mẫu, chính trực của họ sẽ
góp phần đưa ánh sáng của công lý, lẽ công bằng soi rọi đến từng ngõ ngách của
đời sống, đảm bảo cho mọi công dân đều hiểu rằng họ đang sống trong một xã hội
có pháp luật, được pháp luật bảo vệ, cũng như sẵn sàng chấp nhận sự trừng phạt
nếu vi phạm pháp luật.
Để pháp luật được thượng tôn, Nhà nước phải được tổ chức, hoạt
động theo Hiến pháp, pháp luật và được kiểm soát bằng chính Hiến pháp và pháp
luật. Nhà nước cần phải tạo ra được các thiết chế giám sát hiệu quả, bảo đảm
luật pháp được thực thi. Mặt khác, ý thức chấp hành pháp luật của người dân
cũng phải được nâng lên. Càng hiểu biết pháp luật, người dân càng có cơ hội tìm
đến với điều hay lẽ phải, sự công bằng để tự bảo vệ mình. Biết luật, người dân
còn có thêm cơ hội giám sát hoạt động của cơ quan công quyền; họ sẽ biết cái gì
đúng, cái gì sai trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ hoàn thiện khi Hiến
pháp, pháp luật được nghiêm chỉnh chấp hành, từng bước trở thành nhu cầu tự
thân của mỗi con người. Ý thức pháp luật có thể được coi là tiền đề về tư tưởng
cho việc củng cố và phát triển nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngày Pháp luật là
dịp để đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi công dân,
nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá
trị văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội.
Đây còn là mô hình để vận động toàn dân chung sức, đồng lòng vì
sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một nhà
nước với hệ thống pháp luật vì con người. Vì vậy, tinh thần thượng tôn pháp
luật không thể chỉ có trong ngày 9/11 mà cần phải được thể hiện ở mọi lúc mọi
nơi của mọi công dân.
Khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2018 (Quyết định số
2076/QĐ-BTP ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp):
1. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;
2. Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp
luật;
3. Tích cực tìm hiểu pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
là trách nhiệm của mọi công dân;
4. Thượng tôn pháp luật góp phần xây dựng nhà nước liêm chính,
hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả;
5. Cán bộ, công chức, viên chức nêu cao tinh thần gương mẫu, chủ
động học tập, tìm hiểu, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật;
6. Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng
đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Huy Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét