Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

SỰ PHẢN BIỆN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CỐNG



Lợi dụng sự kiện Hội nghị Trung ương 8 Khóa XII của Đảng và các sự kiện trọng đại của đất nước, trong đó có việc ban hành “Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng”, trên trang mạng Tiếng Dân gần đây, Nguyễn Đình Cống lấy danh nghĩa phản biện, đưa ra bài viết nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng ta khi cho rằng việc ban hành Quy định này “là việc làm vớ vẩn… tệ hại”.
Đọc những luận điệu “gọi là phản biện” của Nguyễn Đình Cống trong bài viết  trên, không khó khăn để nhận thấy y mượn “bình phong” là người yêu nước khi tích cực có những ý kiến phản biện để đóng góp vào công tác xây dựng Đảng. Nhưng thực chất, y phần tử cơ hội, phản động, sử dụng lập luận xảo trá, lừa lọc để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, nhằm làm cho nhân dân tin rằng, cán bộ, đảng viên của Đảng không có phẩm chất, đạo đức, lối sống; Đảng Cộng sản Việt Nam không đủ trí tuệ để lãnh đạo đất nước… Từ đó làm lung lay niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Thực tiễn cánh mạng Việt Nam cho thấy, để xây dựng Đảng đủ sức lãnh đạo đất nước, trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng ta rất coi trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên. Ngay trong những năm đầu đất nước dành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Trước lúc đi xa, trong Di chúc Người đã căn dặn: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”. Mục đích của xây dựng và chỉnh đốn Đảng là làm trong sạch và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức đảng, bảo đảm cho Đảng luôn luôn xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác xây dựng Đảng có nhiều chuyển biến, tích cực. Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Đảng ta đã ra Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết đã đánh giá những nguy cơ, thách thức, đó là: “Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiền phong, gương mẫu, còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở… Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”.

Để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm này, Đảng đã chú trọng hơn trong việc gắn trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu và xác định đó là việc làm thường xuyên. Điều này được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều văn bản của Đảng, cụ thể nhất là Quy định 101/QĐ-TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp và Quy định 55/QĐ-TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, bên cạnh việc phát huy hiệu quả tích cực trong Đảng và trong xã hội, thời gian qua, các quy định mới dừng ở mức độ như một lời khuyến nghị, cần phải nâng lên thành những ràng buộc trách nhiệm mạnh mẽ hơn. Vì thế, Hội nghị Trung ương 8 Khóa XII thông qua Quy định về trách nhiệm nêu gương  của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng là việc làm cần thiết. Quy định này đã khẳng định tính kỷ luật về sự nêu gương trong Đảng được tiến hành chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng và thống nhất thực hiện từ trên xuống dưới.
Phẩm chất, năng lực của người đứng đầu, sự mẫu mực, nêu gương cũng như thái độ kiên quyết đấu tranh của họ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở mỗi cơ quan, đơn vị. Đồng thời, sự gương mẫu của người đứng đầu còn tạo ra động lực để thúc đẩy, củng cố niềm tin của nhân dân.
Nếu Nguyễn Đình Cống thực sự có trách nhiệm với Tổ quốc thì y đâu có “cái gọi là phản biện” mang tính kích động kiểu mù quáng, chia rẽ, phản động như vậy. Thiết nghĩ Nguyễn Đình Cống có giở trò “ngụy trang”, lập luận theo kiểu lươn lẹo, lừa bịp và xảo trá như thế nào đi chăng nữa thì bản chất phản động của y cũng luôn bị lật tẩy trước tinh thần cảnh giác của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta./.
Đăng Toàn





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét