Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Một số
đại biểu đã lo ngại về tình trạng hiện nay trên mạng xã hội có một số cá nhân
tự cho mình quyền muốn nói gì thì nói, muốn xúc phạm ai thì xúc phạm, nhất là
sau phiên họp lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vừa qua, đã có rất nhiều phát
ngôn xúc phạm đến các bộ trưởng trên mạng xã hội. Bộ Công an đã phối hợp với Bộ
Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan chức năng xử lý các vụ việc và những
người liên quan đến vấn đề này.
Tuy
nhiên, những hành vi này chưa thể ngăn chặn được, còn có nhiều khó khăn vì:
mạng xã hội đã trở thành kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội, có
tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của người
dân, trong khi đó mô hình quản lý thông tin trên mạng vẫn theo cách thức quản
lý báo chí truyền thống, bộc lộ nhiều bất cập. Tính nặc danh của thông tin trên
mạng, thậm chí vi phạm đó không chỉ trong nước mà còn có tính quốc tế, xuyên
quốc gia. Ngoài ra, một số quy định pháp luật xử lý về vấn đề này chưa được
hoàn thiện.
Đề khắc phục tình trạng trên, chúng ta cần
phải thực hiện tốt một số vấn đề sau: Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hành lang
pháp lý để đấu tranh, xử lý kiên quyết với những hành vi xúc phạm danh dự người
khác, làm nhục, vu khống trên không gian mạng.. Bên cạnh đó, Bộ Công an tiếp tục
phối hợp với các bộ, ban, ngành tăng cường công tác tuyên truyền, phản bác các
hoạt động chống đối, bôi nhọ, xuyên tạc của các đối tượng trên không gian mạng.
Đối với các đối tượng hoạt động tuyên truyền
chống Nhà nước, bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự trên không gian
mạng, Bộ Công an nhanh chóng củng cố hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để đấu tranh và
xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trước pháp luật.
Đức Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét