Lâu nay, các nước phương Tây thường rêu rao cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “quyền lực nhà nước ở một quốc gia không được đàn áp nhân quyền”. Về thực chất, quan điểm này đã đối lập quyền con người với chủ quyền. Họ lập luận một cách phi lý rằng, vấn đề quyền con người không thuộc công việc nội bộ của một nước. Thậm chí, một số nước phương Tây còn quy chụp rằng “việc Việt Nam nhấn mạnh chủ quyền quốc gia cao hơn tất cả, trên thực tế là lấy danh nghĩa duy trì chủ quyền quốc gia để duy trì quyền lực thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam” (!?). Họ còn rêu rao rằng, tuyệt đối hóa tầm quan trọng của chủ quyền quốc gia là sai lầm (!?) và ngụy biện bằng viện dẫn báo cáo về an ninh con người của một số tổ chức quốc tế, như Báo cáo phát triển con người của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), cũng nhấn mạnh bảo đảm an ninh cá nhân, mà coi nhẹ, không đề cập đến an ninh quốc gia.
Một số nước phương Tây tuyệt đối hóa tính phổ biến, phổ quát của quyền con người, phủ định hoặc cố tình “lờ đi” tính đặc thù của quyền con người, ra sức cổ vũ cho cái gọi là “quyền con người không có biên giới quốc gia”, “nhân quyền phổ biến chỉ có một, bất kỳ quốc gia nào cũng đều cần phải tuân thủ tiêu chuẩn thống nhất về quyền con người”. Không chỉ dừng lại ở việc nêu lên quan điểm, một số nước phương Tây còn dựa trên “tiêu chuẩn” chủ quan của mình để kêu gọi việc thiết lập cơ chế cần thiết nhằm đánh giá việc thực hiện quyền con người của nước khác. Chẳng hạn, Quốc hội Mỹ đã ra nghị quyết yêu cầu Chính phủ Mỹ hằng năm phải đệ trình báo cáo tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới. Trước tiên, cần khẳng định rằng, quyền con người là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, dù vấn đề quyền con người có tính phổ biến, có điểm chung ở mức độ nhất định, nhưng không thể coi nhẹ hoặc phủ nhận tính đặc thù của nó. Mặt khác, cơ chế hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người cũng không được vượt qua chủ quyền quốc gia. Quan điểm “quyền con người không có biên giới quốc gia” là phi lý, cần phải đấu tranh, bác bỏ.
Người dân trên thế giới hiện nay, nhất là người dân ở các nước đang phát triển đều có khát vọng, mong muốn về kinh tế phồn vinh, xã hội tiến bộ cũng như chất lượng sống không ngừng được nâng lên. Vì thế, có thể cho rằng, ở nhiều quốc gia, quyền sống và quyền phát triển trở nên bức thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Tóm lại, hiện nay một số nước phương Tây vẫn đưa ra những quan điểm về quyền con người thiếu căn cứ cả về phương diện lý luận và thực tiễn, không phù hợp với các quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền con người, trong đó có Hiến chương của Liên hợp quốc. Việc đấu tranh với các quan điểm sai trái này phải được thực hiện một cách đồng bộ trên nhiều mặt trận thông qua các phương thức đa dạng, như chính trị, tư tưởng, pháp lý,... gắn chặt giữa bảo đảm quyền con người với bảo vệ quyền người./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét