Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

CHIA RẼ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ

Trong cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia tháng 7-2013, nhằm tập hợp lực lượng và thu hút cử tri ủng hộ, Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia của ông Sam Rainsy đã đưa ra cương lĩnh: “Tăng cường biện pháp siết chặt quản lý người nước ngoài nhập cảnh trái phép, đặc biệt là người Việt Nam”. Sam Rainsy cũng nhiều lần lên tiếng cho rằng “Việt Nam đã xâm chiếm Campuchia, lấy đất của Campuchia ở vùng biên giới Tây Nam”. Trước những phát ngôn làm tổn thương tình cảm, nghĩa tình hai dân tộc, ông Phay Siphan, phát ngôn viên Văn phòng Chính phủ Campuchia phát biểu ngày 13-8-2013 rằng: Chính phủ Campuchia lấy làm tiếc vì trong chiến dịch tranh cử Quốc hội khóa V, ông Sam Rainsy đã có những phát biểu mang tính kích động, chia rẽ dân tộc Việt Nam và Campuchia. Ông Phay Siphan khẳng định quan điểm của Chính phủ Campuchia: người Việt Nam đã sinh sống nhiều đời tại Campuchia và có đủ giấy tờ là công dân Campuchia hợp pháp với đầy đủ quyền lợi được pháp luật bảo vệ...trên internet và mạng xã hội vẫn có những tiếng nói lạc lõng xuyên tạc cuộc chiến tranh này. Họ phát tán luận điệu cũ rích: “Cuộc tấn công của quân đội Việt Nam (giải phóng Campuchia) là cuộc chiến tranh xâm lược”; Tuy nhiên Kết quả phiên tòa xét xử Khmer Đỏ, phát ngôn của các nhà lãnh đạo Chính phủ Campuchia về nguyên nhân của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam (1975-1979) đã hoàn toàn bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch rằng “Việt Nam xâm lược, xâm lấn Campuchia”. Thực tế đây là cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc của quân dân Việt Nam và là chiến thắng của tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Campuchia. theo Thủ tướng Campuchia Hun Sen giải thích: “Sau chiến thắng ngày 7-1-1979, nếu như theo kế hoạch ban đầu, bộ đội Việt Nam sẽ rút quân khỏi Campuchia ngay trong năm 1979. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Campuchia chưa đủ sức chống lại Pôn Pốt và cần thời gian để củng cố lực lượng cũng như khôi phục nền kinh tế của mình. Nếu Việt Nam rút quân và Pôn Pốt quay trở lại được thì sẽ càng nhiều người Campuchia bị giết”, và “Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi đã yêu cầu họ như thế...”. Ngày 2-1-2012, Thủ tướng Campuchia Hun Sen khi sang Việt Nam dự lễ khánh thành di tích lịch sử Sư đoàn 125 (quân đội Campuchia), tiền thân là lực lượng vũ trang Đoàn kết cứu nước Campuchia, tại ấp Suối Râm, xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, đã đặt câu hỏi trong bài phát biểu của mình: “Trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt và ngăn cản sự quay lại của chúng?”. Ông đã trả lời câu hỏi: “Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu Tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam đã đến. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”. Sự biết ơn của Chính phủ và nhân dân Campuchia đối với công lao của quân tình nguyện Việt Nam không chỉ nằm ở những tượng đài lịch sử, mà nằm sâu trong lòng mỗi người dân. Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Heng Samrin, trong Lễ kỷ niệm 35 năm ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng, tổ chức ngày 5-1-2014, đã xúc động chia sẻ: “Nhân dân Campuchia chúng tôi mãi mãi tri ân công lao đó và xin khắc ghi trong lịch sử của mình để nhắc nhở cho con cháu muôn đời sau. Bởi nếu không có sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Việt Nam thì nhân dân Campuchia chúng tôi chắc chắn không còn tên tuổi của mình trên thế giới này”. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy được rằng mối quan hệ Việt Nam – Campuchia luôn đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước dựa trên nguyên tắc hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của hai bên vì sự phát triển và phồn vinh của mỗi nước./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét