Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

CÁC TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG LẠI TIẾP TỤC LỢI DỤNG DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN, TÔN GIÁO ĐỂ CHỐNG PHÁ

 Dưới chiêu bài bảo vệ dân chủ, nhân quyền, quyền tự do tôn giáo, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền các luận điệu sai trái, chống phá chế độ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, gây mất ổn định về chính trị tư tưởng, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. 

Ngày 26/7/2023, trên trang blog Đài Châu Á Tự Do (RFA) tán phát bài “Việt Nam bị đề nghị đưa vào danh sách Quốc gia quan tâm đặc biệt (CPC)”, ngày 01/8/2023, trên trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Nguyễn Nam tán phát bài “Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trước giờ vẫn vậy”. Trước đó, đài VOA cũng có bài viết: “HRW giục EU gây áp lực để Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền”. Tất cả những bài viết kể trên đều có điểm chung là xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo chính quyền đi “ngược lại” các quy định về bảo đảm nhân quyền trong quan hệ quốc tế, “ngăn cấm” hoạt động của tín đồ các tôn giáo; kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp vào nội bộ nước ta. Có thể khẳng định, những bài viết trên đều xuyên tạc trắng trợn, nhằm mục đích chống phá, hạ uy tín của Đảng và Nhà nước ta trong mắt bạn bè quốc tế. Trên thực tế, Đảng, Nhà nước ta luôn bảo đảm đầy đủ quyền tự do, dân chủ, nhân quyền và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân Việt Nam. Điều này được thể hiện cụ thể qua các nội dung sau:

1. Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định, quyền con người, quyền công dân là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, tư tưởng, văn hóa đến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và bảo đảm quyền lực của nhân dân. Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm, thực thi theo Hiến pháp và pháp luật. Các quyền này gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền có nơi ở hợp pháp, quyền, tự do cư trú, tự do kinh doanh, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, tự do nghiên cứu, sáng tác, tự do lựa chọn nghề nghiệp mưu sinh, tự do hôn nhân… Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật. Song, không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Bất cứ ai vi phạm các quyền này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Luật Báo chí khẳng định: Báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn: thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội,…; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Như vậy, ở Việt Nam không đàn áp báo chí, mà báo chí hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có gần 1.000 cơ quan báo in và báo điện tử, trên 90 kênh phát thanh và gần 200 kênh truyền hình cùng với sự tham gia của 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang tác nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí. Như vậy, báo chí ở Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.

3. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo;…. Đồng thời, quy định nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo;…; lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi. Thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2012 – 2022, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp hàng trăm héc ta đất để xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo, như: Thành phố Hồ Chí Minh cấp 7.500 m2, Đắk Lắk cấp 11.000 m2; Đà Nẵng cấp 9.000 m2… Năm 2022, Nhà nước đã công nhận 36 tổ chức thuộc 16 tôn giáo với 26,7 triệu tín đồ, trên 29.000 cơ sở thờ tự, v.v.. Nhiều lễ hội lớn của tôn giáo với hàng vạn tín đồ tham dự được chính quyền các cấp hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ,.. để nhân dân được tự do hành lễ, thoả mãn nhu cầu đời sống tâm linh. Như vậy, tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày càng được đảm bảo tốt hơn.

Việc Đài VOA, RFA và các tổ chức phản động khác bôi nhọ, vu cáo, trắng trợn xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam là đi ngược lại pháp luật và lợi ích nguyện vọng, chính đáng của nhân dân. Do đó, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh vạch rõ bộ mặt xảo trá của chúng để nhân dân hiểu rõ và cảnh giác./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét