Muốn phê phán quan điểm sai trái thế nào cho đúng thì trước hết, phải nhận diện cho đúng thế nào là quan điểm sai trái. Nếu ta không coi là quan điểm sai trái đối với những ý kiến phê phán cái hư hỏng, đơn cử như trong việc thực thi dân chủ làm tổn thương đến bản chất dân chủ của Đảng thì vẫn phải nói các luận điểm sau đây là sai trái: “Đảng Cộng sản bản chất là không dân chủ và do đó Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo và cầm quyền là vi phạm nền dân chủ”. “Không có dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chỉ có một nền dân chủ chung với những giá trị phổ quát của nó. Muốn đạt tới một nền dân chủ đích thực, phải thi hành chế độ đa đảng…”.
Việc phê phán phải có lý lẽ, không áp đặt, không cực đoan, không độc quyền chân lý. Có lòng tin nhưng không phải tin mù quáng, chỉ lặp lại những luận điểm có sẵn mà không có sáng tạo.
Đấu tranh lý luận phải phục vụ cho thực tiễn hành động. Và thực tiễn hành động lại là minh chứng thuyết phục nhất cho lý luận. Chúng ta phải chứng minh những quan điểm sai trái là vô căn cứ bằng chính những hành động của chúng ta nhằm khắc phục những sai lầm, khuyết điểm và phát huy hơn nữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ hóa hơn nữa các hoạt động lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét