Những ngày qua, liên quan đến việc bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt về tội
"Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự,
nhiều người hay đề cập đến thuật ngữ “tự do ngôn luận trên mạng” với những chiến
tích livetream “trừ gian diệt bạo” của bà Hằng khi LẬT MẶT những người mà bà
cho rằng đã lợi dụng uy tín, danh tiếng cùng vỏ bọc từ thiện nhân đạo để trục lợi.
Tất nhiên, để
có thể nói về vấn đề tự do ngon luận đòi hỏi hai điều kiện cơ bản: Một là, xuất
phát từ quyền tự nhiên của con người được tôn trọng, bảo vệ và thực thi trên thực
tế và hai là, kể từ khi Internet (nhất là mạng xã hội) trở nên phổ biến.
Tự do và tự do
ngôn luận - đó là giá trị và là quyền con người. Thế nhưng tự do ngôn luận
không đồng nghĩa với ngôn luận tự do. Chính vì vậy, những người phát ngôn cần
phải nắm vững, hiểu rõ những quy định của pháp luật có liên quan.
Công dân Việt
Nam phải hiểu biết đầy đủ, chính xác pháp luật, biết được quyền và nghĩa vụ của
mình khi thực hiện quyền tự do ngôn luận. Chỉ khi thực hiện quyền tự do ngôn luận
trong khuôn khổ pháp luật sẽ mang đến cho họ quyền tự do, không xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người khác.
Bên cạnh đó, tự
do ngôn luận, nhất là tự do ngôn luận trên mạng là tự tương tác của cá nhân có
thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, ít chịu sự giám sát, phê duyệt mang tính tổ chức,
chính vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân công dân phải tự chịu trách nhiệm đối với mỗi
lời nói, câu viết của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng
xã hội, không phải thích nói và viết một cách bừa bãi, cảm tính nhất thời.
Ngoài ra, từ những
vấn đề liên quan tới bà Phương Hằng, thì trong vấn đề phát ngôn không nên cố
tình chọc ngoáy, bới móc một vấn đề chưa có đủ chứng cứ, sẽ gây nhiễu loạn
thông tin và hiềm khích, chia rẽ trong xã hội.
Do vậy, thực hiện
quyền tự do trên mạng phải phù hợp với văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam, lời nói hay câu viết cần phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của người
Việt. Khi bình phẩm, nhận xét phải có lời lẽ ôn hòa, văn minh, lịch sự, không
được sử dụng ngôn từ cực đoan, gay gắt hay lai căng mang tính lăng mạ, sỉ nhục,
kỳ thị người khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét