Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

THAM NHŨNG LÀ VẤN NẠN KHÔNG PHẢI CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM


          Thời gian gần đây, trước một số vụ án liên quan đến tham nhũng tại Việt Nam. Điển hình như vụ bị can Trịnh Văn Quyết “thao túng  thị trường chứng khoán”, nhiều đối tượng đã lợi dụng vụ việc để đánh tráo khái niệm, xuyên tạc, nói xấu về công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam, chúng cho rằng có liên quan đến cán bộ nào đó của Nhà nước ta hòng chia rẽ mối đoàn kết, thống nhất giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Là một người dân được lắng nghe, theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng cả trong nước và quốc tế. Tôi xin được chia sẻ với mọi người về góc nhìn và quan điểm cá nhân của mình với mong muốn cùng mọi người có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, chính xác hơn.

          Chúng ta đều biết rằng, tham nhũng là vấn nạn không chỉ có ở Việt Nam.Cùng điểm qua một số vụ án nổi tiếng trên thế giới:

1- Nhận 400 năm tù vì “làm luật” để nhận hối lộ

- Tháng 10 năm 2016,Thượng nghị sĩ của tiểu bang California (Mỹ) có tên Ron Calderon phải hầu tòa vì hành vi nhận hối lộ. Ông đã đẩy mạnh việc ban hành và thực hiện một số điều luật có lợi cho một bệnh viện liên quan đến việc gian lận thanh toán, tham gia vào một vụ dàn xếp thuế ngành công nghiệp điện ảnh.Ron Calderon không nhận tội nhưng Chủ tịch Thượng viện bang Pro Tem Darrell Steinberg đã kêu gọi ông từ chức. Các công tố viên cho biết: “Nếu bị kết tội theo các cáo trạng, Ron Calderon có thể phải đối mặt với mức án gần 400 năm tù, người anh của ông có thể lãnh 160 năm tù”.

2 - 20 nhân viên mất 2 đêm dài mới nghiệm thu hết…4 xe tải tài sản

Vụ tham nhũng của Thiếu tướng Cốc Tuấn San hồi tháng 8/2012 đã được giữ bí mật trong thời gian dài. Đây có thể được coi là vụ án tham nhũng lớn nhất trong quân đội Trung Quốc những năm gần đây.Trong số những món đồ bị tịch thu tại nhà ông Cốc có cả bức tượng cố chủ tịch Mao Trạch Đông bằng vàng, chậu rửa bằng vàng, mô hình thuyền bằng vàng cùng nhiều thùng rượu Mao Đài.

3 - Tổng thống hối lộ nhận án tù chung thân

Tờ Daily Inquirer (Philippines) ngày 11/9/2013 dẫn lại tin cựu tổng thống Philippines Joseph Estrada (giữ chức tổng thống từ 1998 đến 2001) đã bị cáo buộc có hành vi tham nhũng ngay trong cung điện. Ông Joseph Estrada bị tố đã nhận số tiền trị giá khoảng 11,7 triệu USD tiền bảo kê từ Luis “Chavit” Singson - Thống đốc tỉnh Manila cùng một số tội danh khác, Joseph Estrada đã phải nhận án tù chung thân.

4 - Thẻ tín dụng “không đáy”

Arnoldo Aleman - Tổng thống Nicaragua từ năm 1997-2002. Ngay sau khi rời nhiệm sở năm 2002, Tổng thống đời thứ 81 của Nicaragua bị bắt với cáo buộc tham nhũng liên quan đến 100 triệu USD trong các quỹ nhà nướcbị kết án 20 năm tù giam.

5 - Mỗi ngày nửa triệu USD

Pavlo Lazarenko, Thủ tướng Ukraine từ 1996-1997. Một tính toán của Liên hiệp quốc cho thấy Pavlo Ivanovych Lazarenko đã biển thủ 200 triệu USD từ ngân sách nhà nước (tương đương nửa triệu USD/ngày trong thời gian làm thủ tướng).

          Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, nạn tham nhũng có ở khắp mọi nơi, không phân biệt chế độ chính trị nào. Việc các quốc gia đang tích cực phòng, chống tham nhũng là xu thế chung và rất đáng được ghi nhận.

          Trở lại với vụ án Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm “thao túng thị trường chứng khoán” tại Việt Nam. Rõ ràng là vụ án này các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục quá trình điều tra. Mọi kết luận cần phải được trải qua quá trình đấu tranh làm rõ. Vì vậy, không ai trong chúng ta có thể tự kết luận một cách chủ quan. Mặt khác, cho dù vụ án có thể có liên quan đến một số quan chức đi chăng nữa thì đó cũng không phải là cái lí do để bất kỳ ai có thể chê bai, đánh giá thấp công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Bởi vì, không chỉ trong giới quan chức mà trong bất kỳ môi trường nào cũng vậy. Cái sai, cái xấu bao giờ cũng bị lên án và xử lí. Cán bộ có phẩm chất, năng lực tốt thì cần được trọng dụng. Nhưng khi có sai phạm thì bị xử lí là điều đương nhiên. Không thể lợi dụng vào đó để xuyên tạc, chê bai cả hệ thống chính trị. Đó là những luận điệu, những hành động rất đáng bị lên án. Nó chỉ là sự chống phá, chọc ngoáy mọi nỗ lực chung của đất nước mà thôi. Chúng ta cần có cái nhìn khách quan vì tham nhũng là vấn nạn chung của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không phải chỉ có ở Việt Nam. Chúng ta hãy nhìn thẳng vào sự thật đó và có sự ghi nhận cũng như đồng sức, đồng lòng cùng Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng. Thiết nghĩ đó mới là việc nên làm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét