Gần đây, lợi
dụng việc cơ quan công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố, bắt tạm giam bà
Nguyễn Phương Hằng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ðại Nam, về hành vi "Lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân" theo Ðiều 331, Bộ luật Hình sự, đã làm
"nóng". Các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã xuyên tạc,
vu cáo Đảng, Nhà nước ta đã vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền.
Theo
cơ quan công an, quyết định nêu trên được đưa ra sau một thời gian dài Nguyễn
Phương Hằng lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng mạng xã hội tổ chức
nhiều buổi phát trực tiếp (livestream) nội dung thông tin không kiểm chứng,
liên quan đến đời tư của người khác. Những hành vi của Nguyễn Phương Hằng không
chỉ gây bức xúc dư luận mà còn trực tiếp gây mất an ninh trật tự trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác. Quá trình điều tra, bị can có
thái độ không hợp tác, coi thường pháp luật.
Công bằng mà nói, nếu biết dừng lại sau khi bóc phốt
"thần y" và lên tiếng về những sai trái trong từ thiện hoặc hành xử
phản cảm của một số nghệ sĩ thì có lẽ Nguyễn Phương Hằng đã không phải nhận kết
cục xấu như hiện nay. Thế nhưng, Hằng đã bất chấp các giới hạn chuẩn mực đạo đức
và coi thường cả pháp luật. Pháp luật ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do bày
tỏ quan điểm, thái độ, ý kiến của mình đối với các vấn đề xã hội. Tuy nhiên,
quyền tự do đó phải trong khuôn khổ pháp luật. Nhưng không ít người lại thích
thú với cách nói, cách chửi như vậy trên mạng xã hội, thậm chí họ còn coi
Phương Hằng là thần tượng. Trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều hội nhóm ủng hộ
Phương Hằng, chửi bới, công kích nhóm khác không ủng hộ, dẫn đến hiện tượng thu
thập trái phép thông tin cá nhân để tố cáo nhau trên mạng; thậm chí tấn công một
số trang báo đưa tin phê phán hiện tượng phát ngôn bừa bãi của Phương Hằng. Từ
những mâu thuẫn trên mạng xã hội, nhiều người đã tìm gặp, ẩu đả lẫn nhau ảnh hưởng
xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội. Bởi thế, việc cơ quan điều tra áp dụng các
biện pháp cứng rắn để xử lý vụ việc là cần thiết, làm trong sạch môi trường mạng.
Việc
cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, bắt tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng
về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự để điều
tra, làm rõ hành vi phạm pháp là tuân thủ theo quy định của pháp luật, không có
chuyện chính quyền các cấp “bóp nghẹt quyền tự do dân chủ” như luận điệu của
các thế lực thù địch.
Các
quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thể hiện rõ: Công dân có
quyền tự do ngôn luận nhưng không phải muốn phát ngôn thế nào cũng được. Việc
phát ngôn, nhất là trên các nền tảng mạng xã hội phải chính xác, có căn cứ và
không được lợi dụng việc phát ngôn để xúc phạm người khác, đưa thông tin sai sự
thật, kết tội người khác một cách hồ đồ, vô căn cứ.
Trên
môi trường không gian mạng, Pháp luật luôn bảo vệ việc biểu đạt tư tưởng, ý
chí, nguyện vọng của bản thân trên tinh thần xây dựng, thượng tôn pháp luật,
theo đúng chuẩn mực đạo đức, truyền thống văn hóa của dân tộc. Nhưng ngược lại,
Nhà nước sẽ xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng mạng
xã hội với mục đích xấu, động cơ không trong sáng, lấy cớ quyền tự do dân chủ của
mình mà lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác.
Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng là nơi các thế lực thù địch, sử dụng để thực hiện
những thủ đoạn xấu nhằm chống phá Đảng, Nhà nước
Do
đó, chúng ta – mỗi người dân yêu nước phải luôn tin tưởng ở đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước, giữ vững quan điểm, lập trường tư tưởng chính trị. Chúng ta
cần tỉnh táo để không “té nước theo mưa”, hùa theo những luận điệu sai trái,
xấu độc. Mặt khác chúng ta cần nêu cao ý thức cảnh giác trước những luận điệu
mà các thế lực thù địch, phản động tung ra để chủ động, tích cực góp phần đấu
tranh phản bác./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét