Vừa
qua (29/3/2022), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi
tố vụ án hình sự, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh
Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC. Quyết định trên
làm dư luận “tò mò” về độ giàu có của ông Trịnh Văn Quyết.
Năm
2017, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết từng lọt top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Tháng 3/2017, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sở hữu gần 2 tỉ USD trên sàn chứng
khoán Việt Nam nhưng không được Forbes ghi nhận tỉ phú USD và vẫn đang theo dõi
đánh giá số tài sản này. Tuy nhiên, những lần bị xử phạt vì bán “chui” cổ phiếu
khiến “đại gia” này rơi vào cảnh lao lý.
Theo
thông tin công bố ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975, quê ở Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường,
Vĩnh Phúc. Khởi nghiệp từ năm 14 tuổi. Ông Trịnh Văn Quyết ngoài cương vị Chủ tịch
HĐQT Tập đoàn FLC, còn là chủ sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways với trên
80% vốn nắm giữ. Như vậy, mọi người có thể thấy ông Trịnh Văn Quyết giàu có đến
cỡ nào rồi.
Một trong những cách làm giàu của ông Trịnh Văn Quyết chính là mua bán cổ
phiếu theo đó được cơ quan chức năng chỉ ra là mua bán “chui” cổ phiếu, “Che giấu
thông tin trong hoạt động chứng khoán”, “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Theo
cơ quan điều tra (CQĐT) thông tin (ngày 10/01) ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch
HĐQT Tập đoàn FLC, âm thầm bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC, ảnh hưởng lớn đến thị
trường và các nhà đầu tư. Sau hành vi này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra Quyết
định số 34 ngày 18/1 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn
Quyết với số tiền 1,5 tỷ đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình
chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng. Tuy nhiên, trong ngày 5/4, cơ quan
này đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-HB hủy bỏ Quyết định số 34/QĐ-XPVPHC (Quyết
định 34) ngày 18/1 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết.
Không
chỉ bị phạt tiền, sau quá trình điều tra, CQĐT xác định hành vi trên của ông Trịnh
Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC đã đủ yếu tố cấu
thành tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại Điều 211 Bộ luật
Hình sự.
Vì vậy,
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ngày 29/3 đã ban hành Quyết định khởi tố vụ
án hình sự, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh
Văn Quyết.
Trước
khi bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết và FLC từng
nhiều lần bị phạt vì liên quan đến việc mua bán chui cổ phiếu. Mua bán “chui”
là cụm từ được giới đầu tư sử dụng để nói về việc lãnh đạo doanh nghiệp và người
có liên quan mua, bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch trước tối thiểu 3
ngày làm việc theo quy định của pháp luật.
Xin được
nêu một số phiên giao dịch chứng khoán để thấy cách “kiếm” tiền của ông Trịnh
Văn Quyết nhanh và nhiều đến mức nào:
Theo
thông tin của cơ quan chức năng, trong 3 phiên giao dịch ngày 20/10, 23/10 và
24/10 năm 2017, khối lượng cổ phiếu FLC trên thị trường tăng gấp 2 - 3 lần khối
lượng giao dịch trước đó. Cụ thể, ngày 19/10 hơn 8,7 triệu cổ phiếu, ngày
20/10, tổng khối lượng giao dịch hơn 29,6 triệu cổ phiếu, ngày 23/10 lên hơn 48
triệu cổ phiếu và ngày 24/10 lên 25,5 triệu cổ phiếu.
Ước
tính trong thương vụ này ông Trịnh Văn Quyết có thể đã thu về ít nhất 400 tỉ đồng,
nhưng số tiền bị phạt chỉ 65 triệu đồng.
Cũng
trong năm 2017, CTCP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch
HĐQT cũng bị SSC phạt với nguyên nhân đã bán “chui” hơn 13,69 triệu AMD (CTCP đầu
tư và khoáng sản AMD Group). Thời điểm đó nếu ROS mua lại cổ phiếu AMD thì có
thể thu được hơn 136 tỉ đồng, song mức phạt chỉ 130 triệu đồng.
Hay một
vụ mua bán “chui” khác cũng liên quan đến FLC của ông Quyết là ngày 18/11/2021,
SSC phạt 80 triệu đồng đối với bà Nguyễn Hương Giang (người có liên quan của
ông Đặng Tất Thắng - phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC) vì đã mua tổng cộng
140.000 cổ phiếu FLC trong tháng 01 và 02/2021, sau đó bán 140.000 cổ phiếu FLC
trong tháng 3/2021 nhưng không công bố thông tin về dự kiến giao dịch.
Qua
những vụ mua bán “chui”, “thao túng thị trường chứng khoán” của ông Trịnh Văn
Quyết cho chúng ta thấy mức độ kiếm tiền “khủng” đến cỡ nào (trên trăm tỷ một vụ
thậm chí lên đến 400 trăm tỷ đồng).
Theo
thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, (ngày 31/3/2022) với cách làm giàu
trên của ông Trịnh Văn Quyết có trách nhiệm của Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước nhiệm kỳ 2015-2020 và một số cá nhân lãnh đạo chủ chốt.
Theo
đó, Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã vi phạm nguyên tắc tập trung
dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo,
thiếu kiểm tra, giám sát, để một số tổ chức, cá nhân thuộc Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu xây dựng thể chế,
chính sách và thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động chứng khoán và
thị trường chứng khoán, để một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thao túng
thị trường, thu lợi bất chính.
Những
vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường
chứng khoán, giảm niềm tin của các nhà đầu tư, uy tín của tổ chức đảng và Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý
kỷ luật.
Hầu hết
mọi người có ước mơ làm giàu, muốn làm giàu và trở nên thật giàu có, đây là nhu
cầu chính đáng. Nhưng làm giàu phải có đạo đức, văn hóa, làm giàu phải trong
sáng, minh bạch, đúng pháp luật chứ không phải làm giàu như ông Trịnh Văn Quyết.
Âu cũng là bài học đắt giá, cảnh tỉnh cho những ai làm giàu không chính đáng, bằng
bất cứ giá nào, bất chấp pháp luật./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét