Trong thời gian
vừa qua, trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tình trạng tham nhũng
vẫn còn khá nghiêm trọng; các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã ra sức tung
ra các luận điệu sai trái, xuyên tạc về công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam. Nhất là sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết
định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Tô Anh Dũng- Thứ trưởng Bộ
ngoại giao để điều tra về tội "Nhận hối lộ”. Các thế lực thù địch, cơ hội
chính trị trong và ngoài nước đã quy chụp, cường điệu hóa, suy diễn một cách vô
căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản Việt Nam với một số đảng viên, cán bộ
tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Họ rêu rao rằng “Sẽ giải cứu cả Bộ ngoại giao
khỏi tham nhũng'' hay đối tượng Phạm Minh Vũ tán phát bài " Con mắt tinh
đời''. Tinh vi hơn, với chiêu bài “tung hô thần tượng”, các phần tử cơ hội
chính trị đã xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng. Đồng thời, chúng
tuyên truyền làm giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền các cấp, bôi nhọ,
nói xấu công tác cán bộ, kích động gây mất đoàn kết nội bộ Đảng.
Trong những nhiệm
kỳ đầu của thời kỳ đổi mới, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa
VII (năm 1994), Đảng ta đã xác định nạn tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đe
dọa trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Trong những nhiệm kỳ tiếp
theo, không có nhiệm kỳ nào Trung ương Đảng không có những nghị quyết chuyên đề
liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Tiêu biểu là Nghị quyết Trung
ương 6 (lần 2) khóa VIII về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác
xây dựng Đảng hiện nay”; Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa IX về “Tiếp tục
đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham
nhũng, lãng phí”; Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết Trung ương
4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”...
Mới đây nhất là Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021 của Ban
Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính
trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hoá".
Điều đó cho thấy
quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng; đồng thời cũng chứng tỏ năng lực, bản lĩnh của Đảng, Nhà nước trong
việc phát hiện, xử lý tình trạng tham nhũng của cán bộ, đảng viên, kể cả những
người đã và đang giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung.
Hiện nay, công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn
chế, tuy nhiên không vì thế mà Đảng ta nao núng, chùn bước. Thực hiện Nghị
quyết Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục nêu cao quyết tâm chính trị trong việc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng. Đảng xác định công tác phòng, chống tham nhũng
là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; làm gia tăng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Những bài viết, luận điệu trên hoàn toàn sai trái, xuyên tạc
bịa đặt về vai trò lãnh đạo của Đảng. Mục đích thực hiện các âm mưu, thủ đoạn,
phương thức kể trên nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước ta, kích động
gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, gieo rắc sự hoài nghi, làm giảm lòng tin của nhân
dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ.
Quân đội nhân dân
là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường
lối, quan điểm của Đảng, phải kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm, sai
trái thù địch, những luận điệu phủ nhận năng lực và thành quả của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; từ đó đổi mới nội
dung, phương pháp đấu tranh, đa dạng hóa các hình thức đấu tranh nhưng không
nên mở rộng, mà phải áp sát trực diện vào vấn đề cần phải đấu tranh, đối tượng
đấu tranh, nhằm chủ động, tích cực nhận diện, phê phán, phản bác, ngăn chặn từ
xa...làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, góp phần củng
cố và xây dựng niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét