Thời
gian qua, các
thế lực phản động đã triệt để lợi dụng công cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng của Đảng ta hiện nay để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Ở tất cả các quốc
gia với bất kỳ thể chế chính trị nào, nếu không dẹp bỏ được nạn tham nhũng thì
đều dẫn tới suy vong. Bài học từ lịch sử cho thấy, phòng, chống tham nhũng là
quyết sách chiến lược mang ý nghĩa tồn vong của chế độ ta. Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”.
Và thực tế, từ sự cương quyết của Đảng ta trong việc xử lý các đại án tham
nhũng, nhiều vị lãnh đạo, trong đó có không ít vị lãnh đạo cao cấp đã vướng
vòng lao lý. Lòng tin của nhân dân với Đảng ngày một tăng cao; uy tín của chế
độ chính trị được củng cố. Tuy nhiên, các thế lực thù địch cũng căn cứ vào đây
để tăng cường xuyên tạc, chống phá. Chúng cho rằng, nếu một xã hội độc đảng cầm
quyền thì sẽ thủ tiêu đấu tranh; Đảng, Nhà nước ta đang ở thế “lưỡng nan đối
nghịch”, với hàm ý chống tham nhũng nhưng ngại thay đổi thể chế chính trị, v.v.
Theo họ, “muốn chống tham nhũng thì phải thay đổi lại thiết chế và xã hội để
làm sao cho dân chủ hơn”!
Tựu trung lại
vẫn là những luận điệu “bình mới rượu cũ” với thủ đoạn thâm độc hơn. Các thế
lực thù địch đang xoáy sâu vào các đại án tham nhũng để qua đó nói xấu, bôi nhọ
danh dự của cán bộ, đảng viên, cũng như kích động dư luận lung lạc niềm tin vào
sự phát triển của đất nước. Trước thềm đại hội Đảng, chúng tung tin đồn thổi
nhiều đồng chí lãnh đạo các cấp với những nghi án tham nhũng, sân sau, v.v.
Chúng ví von hành động bỉ ổi này như một mũi tên trúng hai con nhạn: (1). Làm
suy giảm uy tín cá nhân lãnh đạo, gây mất đoàn kết nội bộ; (2). Làm nhiễu loạn
thông tin, gây hoang mang dư luận, để cho người dân nhìn vào đâu cũng thấy tham
nhũng. Từ những “đại án” tham nhũng, các thế lực thù địch chớp ngay cơ hội,
tăng cường thông tin trên mạng xã hội, ra sức công kích hòng làm giảm sút uy
tín của Đảng, lung lạc niềm tin của nhân dân đối với chế độ và hệ thống chính
trị.
Chúng ta cần
nhận thấy, muốn chống tham nhũng triệt để cần phải có nền pháp trị nghiêm minh,
không một ai ở ngoài và ở trên luật cả. Thực tế trong thời gian gần đây, công
tác phòng, chống tham nhũng của Đảng ta đã đạt kết quả toàn diện; nhiều bị can,
trong đó có nhiều trường hợp là cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý
tiếp tục được điều tra, khởi tố. Qua đó, đã khẳng định quan điểm “không có vùng
cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” trong chống tham nhũng. Tinh
thần chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu hệ thống chính trị đã cho thấy quyết
tâm của toàn Đảng ta đang ra sức chỉnh đốn, làm trong sạch nội bộ. Tuy nhiên,
các thế lực thù địch thì luôn rình rập để thổi bùng lên làn sóng hạ thấp vai
trò lãnh đạo của Đảng, họ tung tin thất thiệt về hậu xử lý các vụ đại án, hoặc
tiếp tục chiêu bài phủ nhận kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng
ta, gây ra các luồng tư tưởng khác biệt không ngoài mục đích hạ thấp vai trò,
tiến tới mục tiêu đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Đây thực chất là nội
dung chống phá xuyên suốt của chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Trước vận mệnh
quốc gia - dân tộc, sự tồn vong của chế độ chúng ta phải tuyệt đối đề cao cảnh
giác, đấu tranh không khoan nhượng với các phần tử cơ hội, quyết tâm giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc thành quả cách
mạng, bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét