Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

ĐẤU TRANH VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH “4 KHÔNG” CỦA ĐẢNG

 

          Gần đây trên mạng xã hội nhiều đối tượng chống đối tán phát các bài viết đòi “xét lại chính sách bốn không của Việt Nam”. Chúng cho rằng “Đảng, Nhà nước ta vẫn kiên định chính sách “bốn không” là sẽ không có bạn chí cốt nên dễ bị cô lập trước những tình huống nguy hiểm”. Họ cho rằng việc Đảng, Nhà nước ta thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” sẽ cản trở hoặc làm mất đi cơ hội để Việt Nam kết bạn với các nước, thậm chí sẽ làm mất đi những người bạn chí cốt đã từng keo sơn gắn bó với Việt Nam trước đây. Từ đó suy diễn rằng chúng ta “dễ bị cô lập trước những tình huống nguy hiểm”.

Phải chăng muốn bảo vệ được chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc thì phải liên minh quân sự với một cường quốc?

Chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc là thiêng liêng và tối cao không thể phó thác hoàn toàn cho bên ngoài, dù đó là một đồng minh cường quốc.

Chúng ta không phủ nhận vai trò, tác dụng tích cực của liên minh trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Tuy nhiên, trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chúng ta chưa bao giờ liên minh quân sự với cường quốc nào. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, Việt Nam nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN, các nước bạn bè, nhưng chúng ta không tham gia khối liên minh quân sự nào của Liên Xô và Đông Âu. Chúng ta tham gia thành lập khối liên minh Việt Nam - Lào - Campuchia (13-3-1951) nhằm tăng cường khối đại đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung là thực dân Pháp, can thiệp Mỹ và tay sai, giành độc lập hoàn toàn, xây dựng đất nước, làm cho nhân dân ba nước được tự do, hạnh phúc và tiến bộ. Đây là liên minh mang tính tự vệ, chính nghĩa trong vai trò như một trong những phương thức bảo vệ Tổ quốc vào thời điểm lúc đó. Xuyên suốt lịch sử quân sự Việt Nam, cho đến nay, không có quan điểm lý luận liên minh quân sự để chống lại nước khác, hoặc như là một giải pháp để bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Ngay trong điều kiện hai cuộc kháng chiến cực kỳ tàn khốc, ác liệt, gian khổ và kéo dài, Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ không tham gia liên minh quân sự với cường quốc.

Trong điều kiện hòa bình hiện nay, khi mà xu hướng đề cao lợi ích quốc gia - dân tộc trên thế giới ngày càng chủ đạo thì việc các nước giúp nhau bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc không hề đơn giản. Cốt vật chất để gắn kết các liên minh chính là lợi ích chung và phần lợi ích của mỗi bên thành viên trong liên minh nhận được. Những liên minh “thần thánh” đều là giả tưởng trong đầu óc của những nhà huyễn tưởng, không có chỗ đứng trong thực tiễn chính trị - quân sự sống động, phức tạp và thực dụng hiện nay.

Thực tế lịch sử thế giới từ trước tới nay, nhất là gần đây cho thấy không phải cứ có liên minh với một cường quốc quân sự là có thể bảo vệ được chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc của các nước trong liên minh, nhất là các nước nhỏ. Các cường quốc luôn xử lý quan hệ với các đồng minh theo tiêu chí và triết lý ưu tiên lợi ích “trước hết”, “trên hết”, “cốt lõi” của họ. Trong thực tế, không ít đồng minh của các cường quốc đã bị “lạnh nhạt”, “làm ngơ” đến “bỏ rơi”, thậm chí “phản bội” đồng minh để bắt tay với đối thủ của cường quốc đồng minh. Gần đây, trường hợp của Philíppin, một đồng minh thân cận của Mỹ, khi bị một cường quốc khác đe dọa, xâm phạm chủ quyền trên bãi cạn Scaborough (Hoàng Nham, năm 2012), nhưng siêu cường Mỹ cũng không làm gì trước sự cầu cứu của đồng minh nước nhỏ. Bởi tại Điều khoản số 5 của Hiệp ước an ninh Mỹ - Philíppin (năm1951) chỉ xem các cuộc tấn công vũ trang trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán (jurisdiction) của cả hai ở khu vực Thái Bình Dương là mối đe dọa chung đối với an ninh của cả hai và Mỹ có trách nhiệm phải bảo vệ. Mỹ sẽ không có trách nhiệm phải bảo vệ Philíppin khi bãi cạn Scarborough bị tấn công. Mặt khác, Mỹ cũng không muốn phải vướng vào một cuộc chiến không đáng có ở Biển Đông. Gần đây nhất là vấn đề tại Ucraina, nguyên nhân chính của tình trạng chiến tranh tại đây là do Ucraina không giữ quan điểm trung lập, để rồi khi xảy ra chiến trang các nước phương tây và Mỹ cũng chỉ hứa hẹn chứ chẳng có nước nào đứng ra giúp đem lại hòa bình, việc họ viện trợ vũ khí, vật chất đều nằm trong tính toán của Mỹ và phương tây, họ muốn dung Ucraina để kiềm chế Nga mà thôi. Ucraina đang là con bài trong tay Mỹ và phương tây. Điều này cũng đúng với thực tế lịch sử, trên thế giới chưa bao giờ một nước nào đó lại hy sinh lợi ích của dân tộc mình vì lợi ích của một dân tộc khác. Từ đó, có thể rút ra một hệ luận: trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, kể cả thời bình lẫn thời chiến, phải luôn nêu cao tính độc lập, tự chủ, không thể ảo tưởng trông chờ sự trợ giúp của nước ngoài.

Quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là phải tự lực, từ cường, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, dựa vào sức mình là chính, trên cơ sở thực lực sức mạnh của quốc gia - dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè và cộng đồng quốc tế, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam không nghiêng hẳn về một bên nào; không đi theo một cường quốc nào, không dựa hẳn vào một cường quốc nào để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc mình. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tọc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập.

Trong điều kiện hòa bình hiện nay, “không liên minh quân sự”, “không liên kết với nước này để chống nước khác “không phải là “tự trói buộc mình”, mà nó giúp chúng ta độc lập, tự chủ, không bị chi phối, áp đặt bởi yếu tố bên ngoài, tức là không bị “người khác trói mình”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét