Xung quanh tham vọng “thoát Nga” của Liên minh châu Âu (EU),
chuyên gia quân sự Lê Ngọc Thống nhận định, thực tế, “mơ ước” đó đã trở thành
sự thật nhưng không giống với cái cách mà người phương Tây mong đợi. Cánh Cò
trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết:
Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã và nước Nga
cũng đã “kế thừa” sự tan rã đó. Có thể nói, Nga là kẻ đã thất bại trước
Mỹ-NATO, hay “tập thể” phương Tây. Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu, tập thể phương
Tây “làm mưa làm gió” trên thế giới cũng đã gần 30 năm.
Ba mươi năm qua, trong một thế giới đơn cực, phương Tây mà đứng
đầu là Mỹ đã tung hoành ngang dọc, thích gì là lấy, ghét ai là đánh, mà không
một thế lực nào có thể ngăn chặn. Đó là một khoảng thời gian, một thực tế đẹp
hơn cả mơ cho Mỹ và phương Tây…
Nước Nga, “con bò sữa” của Mỹ và phương Tây
Rõ ràng, Nga có thể dễ dàng để có chủ quyền về chính trị, chủ
quyền về lãnh thổ, quân sự… Nhưng trong một thế giới hội nhập toàn cầu hóa về
kinh tế, việc giành được chủ quyền về kinh tế phức tạp và tế nhị hơn rất nhiều.
Nên nhớ rằng mô hình toàn cầu hóa theo chủ nghĩa tư bản đã được áp đặt với Nga
từ những năm 1990. Và thực tế là đến nay nó vẫn đang tồn tại cùng với rất nhiều
nhà tài phiệt theo chủ nghĩa tự do như Anatoly Chubais, Andrei Kuzminov… Các
nước đã tạo ra một chuỗi liên kết rắn chắc khiến cho việc loại bỏ nó trong ngày
một, ngày hai không hề đơn giản, dễ dàng.
Chẳng hạn, chính quyền Tổng thống Vladimir Putin đã đấu tranh để
hủy bỏ Thỏa thuận chia sẻ sản xuất (PSA). PSA là một loại một loại “hợp đồng”
ký kết giữa chính phủ và công ty khai thác tài nguyên mà nhờ đó, Mỹ đã thâu tóm
nhiều tài nguyên của Nga từ những năm 1990… Trong gần 4 năm, với nhiều sửa đổi
luật liên tiếp, phải đến tháng 5/2020, Nga mới có một Hiến pháp chủ quyền mới
thay cho một Hiến pháp “lệ thuộc” từ năm 1993…
Còn ở lục địa già châu Âu, EU sống giàu có là nhờ nguồn năng
lượng, tài nguyên rẻ mạt của nước Nga. Từ kỷ nguyên Gorbachev-Yeltsin, có thể
nói EU đã đề ra những luật lệ, quy ước, thỏa thuận… để tha hồ tha hồ khai thác
tài nguyên của nước Nga.
Một nền tảng tư tưởng tồn tại trong mọi hành động của Mỹ, phương
Tây cho đến tận bây giờ là Nga chỉ là “một trạm xăng giả dạng quốc gia” hay
“Nga là một cây xăng”. Tức là nền kinh tế Nga tồn tại, nhà nước Nga tồn tại là
nhờ bán dầu và khí đốt, cho nên nếu không ai mua nó thì nền kinh tế Nga sẽ sụp
đổ, bị xé ra từng mảnh… Như cựu Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã từng dõng dạc
tuyên bố vào năm 2015, khi Nga “động binh” tại Syria.
Suốt một phần tư thế kỷ (1990-2015), mặc dù EU là bên “phải đi
mua” nhưng cử xử với Nga cực kỳ cao ngạo. EU đã chèn ép Nga nhiều mặt, từ “Gói
năng lượng thứ 3” cho đến việc sử dụng “Tòa án Stockholm” để xử phạt Nga hoặc
xử lợi cho EU. Có thể kể đến là yêu cầu hủy bỏ các hợp đồng dài hạn khi giá
giao ngay đang rẻ hơn giá trong hợp đồng…
Do âm mưu muốn làm tan rã nước Nga là trước sau như một, cho nên
“tẩy chay” nguồn năng lượng (dầu và khí đốt) của Nga là “ước mơ khát khao cháy
bỏng” của EU.
Thật ngạc nhiên là sự đe dọa của EU rất công khai, không cần giấu
giếm, che đậy ngay cả khi họ đang phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt của Nga mà nếu
không có chúng, EU sẽ sụp đổ. Tại sao lại có sự “kỳ lạ” như vậy? Phải chăng là
EU đã nắm được “điểm yếu” của Nga trong vấn đề bán dầu và khí đốt?
Thực tế đúng là như vậy. Rõ ràng là Nga cần bán khí đốt và dầu mỏ
cho EU để có nguồn thu ngoại tệ, bởi đây là thị trường chính của Nga. Nga cần
có ngoại tệ và cũng cần các thứ khác để tái vũ trang và cơ cấu lại nền kinh tế.
Nói cách khác, Nga cần có tiền để củng cố sự ổn định chính trị nên phải kiên
nhẫn thực hiện chính sách vừa bán được năng lượng cho EU, nhưng cũng vừa thắt
dần “sợi dây thòng lọng vào cổ EU”.
Mỹ – EU muốn bắc đường ống dẫn khí, dầu từ Trung Đông đến châu Âu
để loại Nga ra khỏi thị trường châu Âu. Nhưng tiếc rằng, Nga đã ra tay đầy bất
ngờ và tức khắc, bằng vũ lực. Nga “động binh” ra đòn ngay tại Syria đã đập tiêu
tan ý đồ đó của Mỹ và phương Tây.
Sau Syria, Mỹ và EU quay sang sử dụng Ả Rập Xê Út làm “quân át chủ
bài” mở một cuộc chiến giá dầu. Họ hạ giá dầu thấp kỷ lục hòng bóp chết nền
kinh tế Nga. Nhưng giá dầu thấp chưa làm Nga sụp đổ thì ngành công nghiệp dầu
từ đá phiến Mỹ sụp trước và nguy cơ nền kinh tế vốn chỉ nhờ vào bán dầu 100%
của Ả Rập Xê Út sụp đổ theo. Ả Rập Xê Út đã “đầu hàng”, giá dầu tăng trở lại và
đưa Nga vào vị thế cao, có tiếng nói quyết định trong OPEC+.
Thực tế như Tổng thống Nga Putin từng nói, dù Nga có mở chiến dịch
quân sự đặc biệt tại Ukraine hay không thì các gói trong “đòn trừng phạt từ địa
ngục” của phương Tây vẫn sẽ xảy ra không sớm thì muộn mà thôi.
Đòn trừng phạt từ địa ngục là một cuộc chiến tranh tổng lực, toàn
diện, triệt để nhất của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga trên các mặt kinh tế,
chính trị và quân sự. Đây là những biện pháp cuối cùng mà Mỹ và phương Tây đưa
ra hết các chiêu độc nhất có thể có, từ cắt kết nối SWIFT cho đến phong toả các
tài sản Nga, tẩy chay năng lượng Nga, rồi thực hiện cuộc chiến Donbass vào ngày
25/2.
Phương Tây, mà cụ thể là EU, giờ đây chỉ còn một quân bài duy nhất
mà họ không dám đưa vào gói trừng phạt. Đó là năng lượng và các khoáng sản tài
nguyên quý hiếm của Nga. Chính xác hơn, đây là những “quả bom” mà EU đang mang
trên người và nó sẽ bị kích nổ bằng hai cách…
Cách thứ nhất là EU sẽ tự “giật kíp nổ”, tẩy chay hoàn toàn nguồn
cung từ Nga. Và cách thứ hai là điều khiển kích nổ từ xa trong tay Nga khi Nga
tự mình ngừng cung cấp hoàn toàn.
Đến nay, châu EU còn có đủ trí khôn để không tự giật “kíp nổ”, tẩy
chay hoàn toàn năng lượng, các kim loại quý hiếm… của Nga vì chưa có nguồn thay
thế. Tuy nhiên, “ước mơ khát khao cháy bỏng” của họ là tẩy chay hoàn toàn ngăng
lượng dầu, khí đốt của Nga thì đã được Nga chắp cánh…
Ngày 23/3/2022, Tổng thống Nga ra chỉ thị cho chính phủ thu tiền
bán khí đốt của Nga cho các quốc gia “không thân thiện” (tức các quốc gia đồng
minh đã cùng Mỹ trừng phạt Nga) bằng đồng Rúp thay vì Euro hay USD. Điều này
buộc EU, Nhật Bản… phải lựa chọn hoặc trả bằng Rúp Nga, hoặc không có khí đốt.
Nếu lựa chọn trả bằng Rúp, hiển nhiên sẽ phải có dự trữ ngoại hối
bằng Rúp. Nhưng muốn có nó, các nước thì chỉ có 3 cách: Thứ nhất là đem vàng
đến Nga để bán lấy tiền Rúp. Và Nga đã công bố giá vàng-rúp là 1 cara đổi 1.000
Rúp.
Thứ hai, mua tiền rúp tại Ngân hàng Trung ương Nga, bởi vì số
lượng lưu hành trên thị trường không đủ sử dụng. Và thứ ba, đó là bán những
loại hàng hóa mà Nga yêu cầu…
Với cách thứ nhất, đây thực chất là cách làm “thượng thừa” của
người Mỹ và được Nga vận dụng, khi EU phải bán vàng để thu tiền giấy mà Nga có
thể in ra như Mỹ in USD vậy. Tuy nhiên, đây là cách làm khó, bởi EU không có
nhiều vàng để bán.
Vậy nên, Nga đã sử dụng cả hai “chiêu bài” của Mỹ cùng lúc là
“Tiền (Rúp) cho Vàng” và “Tiền cho Khí đốt, dầu mỏ” để đạt hai mục tiêu: “Phi
USD hóa” và phá hủy đòn trừng phạt.
Theo lý thuyết, cách thứ hai và thứ ba rất dễ dàng thực hiện. Tuy
nhiên, chúng lại nằm trong gói “trừng phạt từ địa ngục”. Nếu thực hiện thì coi
như chỉ bằng một đòn, Tổng thống Putin đã làm cho đòn trừng phạt từ địa ngục mà
Mỹ đặt rất nhiều tâm phúc vào đó bị chết yểu một cách tức tưởi.
Nhưng liệu các nước có quyền lựa chọn thứ tư, “không trả bằng tiền
Rúp” hay không?
Lẽ đương nhiên là Nga sẽ ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt cho EU và
hậu quả sẽ là EU sẽ sụp đổ, tan rã hoặc chính quyền các nước sẽ bị người dân
“cho ngồi trên ngọn giáo”… Cho nên, Nga “ra đòn” vào thời điểm này khiến Mỹ
muốn cứu cũng không kịp và không thể.
Mỹ không thể cứu vãn, bởi cho dù Mỹ có đến 15 tỷ m³ khí đốt hóa
lỏng (LNG) thì EU cũng không thể xây dựng xong hạ tầng thay thế trong vài năm.
Nhưng đến lúc đó, e rằng EU đã không còn trụ nổi. Và thực tế thì LNG của Mỹ
cũng không thay thế đủ khí đốt của Nga cho EU, còn EU thì chưa biết làm cách
nào để bù đủ nguồn thiếu hụt nếu Nga cấm vận trở lại.
Đến đây, một câu hỏi mở ra là tại sao Nga chưa yêu cầu tiền Rúp
cho dầu mỏ và các kim loại quý hiếm như titan, neon, nikel hoặc uranium…
Với khí đốt, Nga bán nhưng thu tiền Rúp, nhưng với những mặt hàng
khác, có thể đòn đánh sẽ không lặp lại. Thậm chí, Nga sẽ hoàn toàn không bán,
nghĩa là có tiền Rúp hay vàng thì cũng không mua được. Rõ ràng là Nga sẽ yêu
cầu cao hơn, mục tiêu khác hơn trong cuộc chiến tổng lực mà Mỹ và phương Tây đã
phát động.
Rốt cuộc, EU đã mơ ước tẩy chay hoàn toàn năng lượng Nga – thực
chất là muốn bóp chết nền kinh tế Nga – và bây giờ họ đã có được điều mình
muốn. Mơ ước đem dây thắt cổ nước Nga, EU giờ đây đã bị chính sợi dây tròng vào
cổ…
Quả thật, trong cuộc chiến địa chính trị, các quốc gia đổi xử với
nhau rất ác liệt, đặc biệt là các chiêu bài “cấm vận, trừng phạt”. Giờ đây, EU
đã dần hiểu, cái giá phải trả cho những phép ứng xử quốc tế thô bạo và chèn ép
là như thế nào./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét