Phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, vận
dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp
thu có chọn lọc những kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển KTTT của các nước
trên thế giới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Tuy
nhiên, thời gian gần đây, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị tiếp tục viết
bài tán phát trên các trang mạng xã hội có nội
dung xuyên tạc đường lối lãnh đạo nền KTTT định hướng XHCN của Đảng ta, cho rằng
“doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ,
gây hệ lụy tiêu cực cho công bằng xã hội”; yêu cầu “từ bỏ” nền KTTT định hướng XHCN. Điển hình là đối tượng Trân Văn
tán phát bài “Định hướng xã hội chủ
nghĩa...nhọ hơn vì...doanh nghiệp nhà nước”, trên trang blog Tiếng Dân,
ngày 19/10/202.
Tất cả chúng ta đều biết rằng, KTTT là sản phẩm của văn minh nhân loại,
không phải là sản phẩm “riêng có” của
chủ nghĩa tư bản. Thời kỳ đầu mới ra đời là KTTT tự do cạnh tranh, chưa có hoặc
rất ít sự can thiệp của nhà nước. Sự điều tiết của thị trường - “bàn tay vô hình”, ngoài những mặt tích
cực còn đưa đến nhiều hệ quả tiêu cực, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế chu kỳ,
đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước - “bàn
tay hữu hình” để hạn chế, khắc phục những khuyết tật do điều tiết tự phát
của cơ chế thị trường. Ngày nay, nền KTT hiện đại của các nước tư bản phát
triển trên thế giới đều là nền KTTT có sự quản lý của nhà nước, vừa có điều
tiết bởi “bàn tay vô hình”, vừa có
điều tiết bởi “bàn tay hữu hình”.
Việt Nam đi lên CNXH từ một nước kinh tế chưa phát triển, bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa nên việc phát triển nền KTTT định hướng XHCN là rất cần thiết,
nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực để phát triển, từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho chủ
nghĩa xã hội. KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mô hình này là một kiểu tổ chức kinh tế
vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được
dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn 35 năm thực hiện
đường lối xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, chất lượng tăng trưởng của nền
kinh tế của nước ta đã được cải thiện, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt;
kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các
cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể; huy động các nguồn lực cho
đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất
lượng, hiệu quả được cải thiện…
Năm 2020, Việt Nam được xếp là
một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Năm 2021, mặc dù chịu tác động nặng nề từ làn sóng dịch
COVID-19, song Ngân hàng HSBC vẫn đánh giá Việt Nam một trong những quốc gia
giàu tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê năm 2020, cả nước có 758.610 doanh
nghiệp đang hoạt động, trong đó kinh doanh có lãi chiếm 44,1%, hòa vốn chiếm 27,5%,
lỗ, chiếm 28,4%. Đóng góp 60% vào tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Những kết quả, những đánh giá, những số liệu
trên là minh chứng hết sức thuyết phục phản bác lại những luận điệu xuyên tạc,
sai trái của các thế lực thù địch. Đồng thời, khẳng định thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sáng tạo lớn, đúng đắn của Đảng ta
trong thời kỳ đổi mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét