Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

TỔ CHỨC ÂN XÁ QUỐC TẾ LẠI CHÕ MŨI VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA VIỆT NAM

 


Vào đầu tháng 12/2020 tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) có một số báo cáo về các nền tảng xã hội như Facebook, Youtube “trở thành công cụ của chính quyền Việt Nam” trong đàn áp tự do ngôn luận và báo chí.

Trước cáo buộc vô căn cứ này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thẳng thắn bác bỏ thông tin mà Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra về vấn đề tự do ngôn luận của Việt Nam: “Tôi xin bác bỏ thông tin mà Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

“Chúng tôi hoan nghênh và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia mở rộng và đầu tư hợp tác kinh doanh tại Việt Nam trong những lĩnh vực phù hợp với những truyền thống, xu hướng ưu tiên phát triển của Việt Nam, trong đó có hỗ trợ công nghệ thông tin trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam”, đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Thực tế trong thời gian qua Facebook, Google đã tăng cường hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc kiểm duyệt chặt chẽ những thông tin trên mạng xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp nâng tỷ lệ tháo gỡ video xấu độc, thực thi pháp luật với YouTube từ 50 lên đến 90%. Bộ TT&TT cũng đạt được thỏa thuận với YouTube, khi cơ quan chức năng Việt Nam thông báo một kênh vi phạm pháp luật thì nền tảng này sẽ dừng việc ăn chia tiền quảng cáo.

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng đã tăng cường xử lý nghiêm một số cá nhân sản xuất các nội dung xấu độc, tinh thần xử lý nghiêm. Người dân và tổ chức khi phát hiện video xấu, độc liên quan có thể báo đến đường dây nóng của Bộ và các Sở Thông tin Truyền thông để phối hợp xử lý. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 30 lần so với năm 2017. Tương tự, số video xấu độc trên YouTube được gỡ bỏ trong năm năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017, số trang giả mạo gỡ bỏ trong năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017.

Và trong thời gian tới, Bộ TT&TT tiếp tục duy trì thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ hơn. Bộ sẽ làm việc với YouTube để nâng tỷ lệ thực thi pháp luật không phải 90% mà là 100%. Đồng thời, phát triển công cụ phát hiện video xấu, độc dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021.

Cũng như các nước khác, Việt Nam là nước có chủ quyền trên không gian mạng, nên các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Vì thế, tổ chức Ân xá Quốc tế hay bất kể một tổ chức, nhà nước nào cũng không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét