Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mở ra bước
ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba
Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa - một chính thể dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á,
chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam, kết thúc hơn 80 năm ách đô hộ của thực
dân, phátxít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước
độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam
bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội.
Ngay từ khi ra đời (tháng 2/1930), Đảng ta đã xác định
rõ con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là con đường xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta “là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Đảng luôn lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho việc xây dựng tổ
chức và hoạt động của mình. Vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng trong
lãnh đạo hệ thống chính trị được xác định rõ hơn. Dân chủ trong Đảng ngày càng
được phát huy. Đảng ngày càng khẳng định năng lực hoạch định đường lối, chủ
trương lãnh đạo, tư duy chiến lược và năng lực tổ chức thực hiện đường lối, chủ
trương đó trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Vì vậy, nhân dân ngày càng
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
càng được hoàn thiện. Quốc hội đã có những bước đổi mới quan trọng, từ khâu bầu
cử đại biểu Quốc hội đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động;
tăng cường bộ phận chuyên trách. Chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội đã đổi mới
theo yêu cầu dân chủ và pháp quyền. Chính phủ có những thay đổi rõ rệt từ cơ
cấu tổ chức đến phương thức hoạt động. Nguyên tắc pháp quyền trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước được tuân thủ tốt hơn. Hiệu quả hoạt động của bộ máy
nhà nước được nâng lên. Nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực
nhà nước từng bước được thực hiện. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong tổ chức và
hoạt động của các cơ quan nhà nước đã có những bước tiến nhất định.
Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ
công tác của từng tổ chức được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, từng bước đáp
ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân phát huy tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc; củng cố, mở rộng tổ chức, phát triển đoàn viên, hội viên, tổ chức
nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động có hiệu quả thiết thực, cùng Nhà
nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham
gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần tích cực vào những thành tựu của
đất nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét