Thời gian qua, tình
trạng một số cán bộ, công chức đưa ra phát ngôn thiếu chuẩn mực, lan truyền
thông tin sai sự thật, thiếu trách nhiệm... trên mạng xã hội dường như có chiều
hướng xảy ra ngày càng nhiều, tạo nguy cơ gây dư luận xấu, tác động tiêu cực
đến suy nghĩ, nhận thức của một bộ phận nhân dân. Đây là tình trạng đáng báo
động, đòi hỏi cần phải được kịp thời chấn chỉnh.
Thực tế này cho thấy
việc xử phạt các sai phạm trên không gian mạng nói chung và việc truy cứu trách
nhiệm của cán bộ, công chức để xảy ra khi tham gia cần phải nghiêm khắc, kiên
quyết hơn nữa, để mỗi người luôn ý thức rằng bản thân là cán bộ, công chức thì
càng phải có trách nhiệm cao trong tự giác điều chỉnh nhận thức và hành xử đúng
đắn trên môi trường mạng.
Tuy nhiên, không thể
phủ nhận mạng xã hội gần như trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của
con người trên toàn cầu. Hiện một số mạng lớn có số sử dụng lên đến hàng tỷ
người; số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng...Tại Việt Nam là
68,17 triệu người (chiếm tỷ lệ 70%). Thực tế ngày càng nhiều tổ chức, cơ quan
nhà nước mở các trang trên mạng xã hội để ghi nhận thắc mắc, khiếu nại của
người dân, qua đó xác minh, tìm hiểu và xử lý kịp thời được nhiều vụ việc, được
dư luận đồng tình, góp phần thúc đẩy sự minh bạch trong hoạt động quản lý, điều
hành của hệ thống chính quyền tại các địa phương.
Nước ta đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật quy định quyền tự do thông tin đồng thời quy định cả
trách nhiệm của người sử dụng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng (Luật
Báo chí năm 2016, Luật An ninh mạng 2018; Nghi định 15/2020/NÐ-CP của Chính phủ)….
Khi tham gia mạng xã
hội, cán bộ, công chức phải tuân thủ đúng quy định pháp luật, chấp hành nghiêm
các điều lệ, quy định của tổ chức mà mình là thành viên để hành xử đúng đắn…
khi đăng tải hay chia sẻ phải là người dẫn có trách nhiệm, suy nghĩ chín chắn,
kiểm tra, kiểm chứng tính chính xác của nguồn thông tin, tránh cảm tính, nóng
vội.. dẫn tới nguy cơ nhận định sai sự thật, ảnh hưởng đến các tổ chức, cá
nhân.
Khi bình luận về cá
nhân ai hay sự việc nào cần khách quan, tế nhị, tôn trọng.. không soi mói, tò
mò chuyện riêng tư; không nói xấu hạ danh dự, nhân phẩm người khác. Với ngôn
ngữ sử dụng khi cũng vậy, cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tránh các
từ ngữ miệt thị, gây sốc, phản cảm. Mỗi cán bộ, công chức phải có trách nhiệm
định hướng, tuyên truyền giúp người dân nắm bắt vấn đề chính xác, không đưa,
chia sẻ nội dung gây kích động, thù địch, đi ngược với quan điểm, chính sách
của Ðảng và Nhà nước, lợi ích dân tộc, lợi ích đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét