Xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng nhằm phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”. Trong những năm qua, đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác xây dựng đạo đức, lối sống được ban hành và triển khai thực hiện, như Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16-7-1998, của Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12-1-1998, của Bộ Chính trị khóa VIII về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”; Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27-7-2010, của Ban Bí thư về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”… Trong đó, đặc biệt, Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30-10-2016, về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, xác định sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là bước chuyển trực tiếp đến “diễn biến hòa bình”, làm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Đảng ta nhấn mạnh, cần chủ động chuẩn bị các phương án, biện pháp cụ thể, sát với tình hình; xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh, phản bác có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì thế, để bảo vệ nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng, việc tăng cường đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị là đòi hỏi khách quan, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản, lâu dài.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương
4 khóa XII chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân tự
soi, tự sửa và giám sát người khác; qua đó góp phần đấu tranh phòng, chống đúng
đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, tránh chung chung. Thực trạng “vi phạm của
một bộ phận cán bộ, đảng viên” chưa được ngăn chặn, đẩy lùi kịp thời đã ảnh
hưởng đến lòng tin của người dân vào đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây cũng là
điểm cơ bản mà các thế lực thù địch lợi dụng để bôi nhọ, nói xấu chế độ
ta.
Để đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa
bình”, trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng đạo đức, lối
sống con người Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động tham mưu
và ban hành, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, như tham mưu trình Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 29-3-2017,
về “Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình”; Chỉ thị
số 05/CT-TTg, ngày 9-2-2018, của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh việc
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang”; Nghị định số
110/2018/NĐ-CP, ngày 29-9-2018, “Quy định về quản lý và tổ chức lễ
hội”; Nghị định số 122/2018/NĐ-CP, ngày 17-9-2018, “Quy định
về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp
văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa””…
Cùng với việc ban hành các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng triển khai xây dựng các đề
án, đề tài, hội thảo khoa học để nghiên cứu những giá trị văn hóa tốt đẹp cần
phát huy và những hủ tục, những biểu hiện văn hóa lai căng, không phù hợp cần
được loại bỏ nhằm hướng tới xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam, như các đề án, đề tài về tuyên truyền
giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam; vai trò của hương ước, quy
ước đối với xây dựng đạo đức lối sống hiện nay; bộ tiêu chí ứng xử trong gia
đình; xây dựng mô hình cưới văn minh tiết kiệm, phù hợp với phong tục, tập
quán; văn hóa ứng xử trong lễ hội…
Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch cũng phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, các
tổ chức đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thực tiễn; phối hợp với Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức các đợt phát động sáng tác tranh cổ động, tuyên
truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao; tổ chức thực hiện cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phối hợp với Bộ
Giáo dục và Đào tạo tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm
tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân
viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối
sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện, nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo, góp phần xây dựng con người Việt Nam yêu nước, nhân
ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; phối hợp với Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức,
lao động... Phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chương trình đẩy mạnh các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nam, nữ thanh niên về trách nhiệm xây
dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức
trách nhiệm cho thanh, thiếu niên về giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình
và phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng gia đình no ấm; xây dựng con người
tiến bộ, hạnh phúc, có lòng yêu nước, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng
động, sáng tạo, có lối sống văn hóa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông,
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... triển khai các chương
trình phối hợp trong xây dựng đạo đức, lối sống trong các lĩnh vực, địa bàn
công tác có liên quan; phát huy hiệu quả phối hợp giáo dục của 3 môi trường
“gia đình - nhà trường - xã hội”; nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” cũng như hiệu quả công tác quản lý và tổ chức lễ
hội…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét