Lợi dụng Hội
nghị Trung ương 14, khóa XII, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động trong
và ngoài nước tán phát nhiều bài viết trên cá trang mạng xã hội có nội dung
xuyên tạc Hội nghị Trung ương 14, bôi nhọ nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước; kích động gây mất đoàn kết nội bộ Đảng; đồng thời đưa ra nhận định về
nhân sự “Đại hội XIII của đảng; tuyên truyền làm giảm niềm tin của quần chúng
nhân dân với đảng, vào chế độ. Điển hình như đối tượng Lê Văn Đoành tán phát
bài “Hôi nghị Trung ương 14, so gang trong trận bán kết”; trang bolg Tiếng Dân
tán phát bài “Chuyện nhân sự thông qua Hội nghị Trung ương 14”; đối tượng Phạm
Quý Thọ tán phát bài “Đại hội XIII ai là Tổng bí thư”….
Những
quan điểm sai trái do các thế lực thù địch tác động tuyên truyền, đó là:
- Tấn công vào
đường lối của Đảng, các thế lực thù địch cho rằng không thể làm trái quy luật bỏ
qua chế độ tư bản mà là phát triển chủ nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của Đảng,
giải quyết các vấn đề xã hội ở chừng mực nào đó, theo chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Nêu định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ không thực hiện được đại đoàn kết dân tộc, sẽ
bị cô lập trên trường quốc tế, nên gác định hướng xã hội chủ nghĩa lại.
Chúng rêu rao rằng
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn con đường sai, không thể có chủ nghĩa xã hội.
Không ít kẻ đã lớn tiếng rằng "chủ nghĩa xã hội chính là bước quá độ từ chủ
nghĩa tư bản tiến tới chủ nghĩa tư bản, những ước mơ của chủ nghĩa xã hội thì
chính chủ nghĩa tư bản đã thực hiện rồi, rằng người ta có thể dễ dàng tìm thấy ở
chủ nghĩa tư bản những lời giải đáp đầy đủ cho mọi vấn đề được đặt ra trong đời
sống loài người. Tóm lại, người ta muốn nói những người Marxist bàn về chủ
nghĩa xã hội chẳng khác nào bàn về hư vô."
- Tấn công vào
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong thời kỳ đầu đổi mới xuất hiện
một số ấn phẩm có nội dung phê phán, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng. Ở nước
ngoài, các nhóm phản động người Việt lưu vong như Diễn đàn, Thông luận cùng với
"12 điều kiến nghị của một công dân" của Bùi Tín, đã truyền qua đài
BBC, RFI, chuyển về nước đòi "đổi mới triệt để," "cải tổ Đảng,"
"xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng."
Các thế lực chống
cộng tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là
vào nguyên tắc tập trung dân chủ.
Bằng việc vu
cáo Đảng Cộng sản chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, "độc
đoán, đảng trị," thực hiện sự chuyên chính của một đảng, sự thống trị quan
liêu của giới thượng lưu, chúng đối lập Đảng với Nhà nước, đối lập Đảng, Nhà nước
với nhân dân.
- Phủ nhận mục
tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, phê phán triệt để, bôi đen
chủ nghĩa xã hội hiện thực, bác bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, công khai ca ngợi
con đường tư bản chủ nghĩa. Cho rằng "đường lối phát triển kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chắp vá, không tưởng. Việt Nam hiện nay
đang đứng ở ngã ba đường, không biết đi theo con đường nào. Nếu không hòa nhập
vào thời đại, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thì sẽ bị trả giá, tự giác thì
đến đích nhanh hơn, không tự giác thì tất yếu cũng phải đi theo con đường đó,
nhưng đến đích đau đớn hơn, chậm chạp hơn."
Gần đây có luận
điệu xảo quyệt, thâm độc hơn như "con đường mà Việt Nam muốn đi là thứ tư
bản chủ nghĩa theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng con đường này không thể
thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đối lập với
nhau."
- Phủ nhận sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và bôi nhọ lãnh đạo. Chúng cho rằng Đảng có
nhiều sai lầm trong quá khứ, cho dù trong quá khứ có làm nhiều thành tích thì đến
thời đại mới đã hết vai trò lịch sử, không đủ khả năng để lãnh đạo đất nước.
Phản bác quan
điểm, cương lĩnh của Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, các thế lực
thù địch đòi "từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt
của chế độ dân chủ."
Vì vậy, đấu tranh chống quan điểm sai trái như
một nhiệm vụ tất yếu chúng ta cần làm và nhất định phải làm thật tốt. Để thực
hiện được điều đó, cần nhận rõ các dạng quan điểm sai trái để có những đối sách
phù hợp. Yêu cầu chung nhất của việc đấu tranh chống quan điểm sai trái chính
là làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng và toàn dân bằng cách tuyên truyền, tổ
chức, giáo dục hướng tới sự thống nhất tư tưởng và thống nhất hành động trong
toàn xã hội.
Hơn 90 năm qua,
Đảng ta luôn khẳng định công tác đấu tranh chống quan điểm sai trái trực tiếp
phục vụ cho việc lãnh đạo thực hiện những mục tiêu cao cả của sự nghiệp cách mạng.
Đây là nhiệm vụ đặc biệt, cần có sự phối hợp đồng bộ, chỉ đạo chặt chẽ, huy động
năng lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị nhằm giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong nhận thức tình cảm, tư tưởng của nhân
dân.
Đấu tranh chống
quan điểm sai trái cũng chính là sự khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước
ta trước những biến động phức tạp trên thế giới và trong nước, từ đó củng cố nhận
thức chính trị, giữ vững thế trận lòng dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi
hoàn toàn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét