Trong thời gian qua,
các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã sử dụng nhiều thủ đoạn để hướng tới
mục tiêu phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Nhất là những ngày gần đây, khi Ban Chấp hành Trung ương
Đảng chuẩn bị tiến hành Hội nghị lần thứ 14, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XIII thì các hoạt động, các chiêu trò xuyên tạc hòng phủ nhận Chủ nghĩa
Mác-Lênin lại càng ráo riết. Với nhiều cách thức tinh vi, xảo quyệt, nhưng tựu
trung là họ luôn cho rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là một học thuyết khoa
học và cách mạng; họ cũng cho rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ phù hợp với các nước
châu Âu ở thế kỷ 19 và đến nay đã "lỗi thời, lạc hậu".
Các thế lực thù địch
cũng tập trung phủ nhận một số nguyên lý lý luận về kinh tế chính trị của Chủ
nghĩa Mác-Lênin. Họ cho rằng, chủ nghĩa xã hội không có cơ sở kinh tế nên “phải
sử dụng kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản”. Xây dựng “nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự che đậy cho “sự thất bại của chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam”; sự phát triển của Việt Nam như ngày nay là “nhờ có tư bản
nước ngoài đầu tư”, chứ không phải do thành tựu lãnh đạo của Đảng trong công
cuộc đổi mới đạt được...
Không những thế họ còn
ra sức phủ nhận một số nguyên lý lý luận về chủ nghĩa xã hội của Chủ nghĩa
Mác-Lênin. Họ đưa ra những luận điểm sai trái, tiêu biểu như: “Giai cấp công
nhân không còn sứ mệnh lịch sử và sứ mệnh lịch sử thế giới sẽ do tầng lớp trí
thức đảm nhiệm”; phủ nhận cách mạng xã hội chủ nghĩa; chế độ dân chủ xã hội chủ
nghĩa và lý luận phân kỳ hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa; học
thuyết đấu tranh giai cấp; lý luận phân kỳ hình thái kinh tế-xã hội cộng sản
chủ nghĩa; chế độ dân chủ XHCN; Nhà nước pháp quyền XHCN, đòi thực hiện “tam
quyền phân lập”...
Các quan điểm sai
trái, thù địch cũng phủ nhận giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng cho rằng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã “nhập khẩu” Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam bỏ qua con
đường phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội là trái quy luật
của lịch sử, vì thế "làm cho nước nghèo, nhân dân khổ cực"! Xuyên
tạc, bịa đặt rằng Hồ Chí Minh là con người mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa,
truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin theo kiểu chỉ nhắc lại chứ không có tư tưởng của
riêng mình. Chúng vu khống, áp đặt cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh có tội là
truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam nên "đã dẫn đến sai lầm, là căn
nguyên gây ra hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ làm hao người tốn của nên
làm cho đất nước lâm vào cảnh nghèo nàn, cuộc sống nhân dân khổ cực".
Chúng còn phủ nhận tư tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và đòi hỏi thay thế tư tưởng đó bằng tư tưởng mới là: “Chủ nghĩa dân
tộc hài hòa và đại đồng”. Chúng cũng tìm mọi cách để đối lập giữa Chủ nghĩa
Mác-Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh...
Thực tiễn có thể thấy,
cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận là nội dung cốt lõi trong đấu
tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. Mục đích của các
thế lực cơ hội chính trị tập trung phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng là nhằm
tạo “khoảng trống” cho truyền bá và xác lập hệ tư tưởng tư sản phương Tây. Vì
thế, các thế lực thù địch đã sử dụng nhiều thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến
hòa bình” để kích động, lôi kéo, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân lao
động vào nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản nói chung và Đảng Cộng sản Việt
Nam nói riêng. Bởi âm mưu của chúng là khi quần chúng nhân dân không còn tin
tưởng vào nền tảng tư tưởng của Đảng, thì cũng có nghĩa là không tin vào đường
lối, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Chúng ta nhận thấy
rằng, hầu hết người dân Việt Nam đã nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng,
không bao giờ mắc mưu và bị ảnh hưởng bởi luận điểm sai trái mà các thế lực thù
địch đang ra sức rêu rao. Chúng ta cần xác định rõ: Chủ động đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản
Việt Nam là một nhiệm vụ của mọi cán bộ, đảng viên, là nhiệm vụ thường xuyên, quan
trọng đối với hệ thống chính trị, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng. Mỗi tổ chức, cá
nhân, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018
của Bộ Chính trị khóa XII: “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Hoàn cảnh lịch sử cụ
thể luôn luôn thay đổi, song những quy luật phát triển cơ bản, phổ biến của
lịch sử loài người mà Chủ nghĩa Mác-Lênin nêu lên là không thay đổi, có giá trị
trường tồn và mãi mãi soi sáng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét