“Việt Nam phải “phi chính trị hóa” quân đội, công an” là một
luận điệu mà các thế lực phản động, thù địch với Việt Nam vẫn rả rích tuyên
truyền, với nhiều biến thể khác nhau, được phân chia thành nhiều nội dung cụ
thể.
Vấn đề đặt ra hiện nay là nhận diện thật rõ: Ai đòi Việt Nam
phải “phi chính trị hóa” quân đội, công an? Họ là người như thế nào? Thực tiễn
đấu tranh tư tưởng ở Việt Nam đã lộ diện một số “gương mặt” đòi Việt Nam phải
“phi chính trị hóa” quân đội, công an như sau:
Một là, một số “lý luận gia” tư sản, chính trị gia ở các nước
phát triển phương Tây vốn thâm thù ý thức hệ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Những
người này chống cộng điên cuồng, chống Đảng Cộng sản Việt Nam bằng mọi giá. Từ
thực tế ở Liên Xô, Đông Âu, họ rút ra kinh nghiệm muốn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội
(CNXH) trước hết phải xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản đối với quân
đội, công an. Những “lý luận gia” này đang làm việc trong bộ máy chính quyền
nhà nước hoặc làm việc trong quân đội nên họ có điều kiện tác động vào chính
sách đối ngoại của đất nước họ, đồng thời quyên góp, ủng hộ vật chất để đầu tư
cho các chương trình tuyên truyền, xuyên tạc đòi “phi chính trị hóa” Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân Việt Nam.
Hai là, một số nhóm tàn dư của ngụy quân, ngụy quyền Việt Nam
Cộng hòa ở nước ngoài. Thành viên các nhóm này bỏ chạy khỏi đất nước năm 1975,
vốn là những người phản bội Tổ quốc, có nợ máu với nhân dân. Những hội, nhóm
này tự xưng đảng phái, ủy ban, hội nọ, hội kia để lôi kéo những người Việt trẻ
ở nước ngoài và các thành phần tàn dư của ngụy quân, ngụy quyền ở trong nước.
Ba là, một số trí thức, văn nghệ sĩ suy thoái, biến chất, bất
mãn chế độ trong nước. Đáng tiếc nhất, trong số này có cả một vài cán bộ cấp
cao trong hệ thống chính trị, sau khi nghỉ hưu hoặc bị kỷ luật đã sa vào “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Họ đã thành lập những câu lạc bộ, hội, nhóm để
chống phá đất nước, chĩa mũi dùi tấn công nền tảng tư tưởng bằng cách xuyên tạc
bản chất chính trị của quân đội, công an.
Bốn là, một bộ phận nhỏ người dân có nhận thức non kém về chính
trị. Họ là trí thức trẻ, sinh viên, thanh niên, nông dân, công nhân... vì những
lý do khác nhau, bị đầu độc bởi môi trường thông tin xấu độc, tham gia đòi “phi
chính trị hóa” quân đội, công an.
Nét mới nổi lên gần đây là các lực lượng ở trong nước chủ động
ngụy tạo hoặc thổi phồng, bôi đen các sự kiện, vấn đề của quân đội, công an
trong nước để “đánh trống, la làng” gây sự chú ý của các lực lượng thù địch,
phản động ở nước ngoài; từ đó móc nối, liên hệ với nhau để chống phá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét