Thời gian qua, nhất là trước
thời điểm diễn ra đại hội đảng bộ các cấp, chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XIII, các thế lực thù địch, phản động đã tăng cường chống phá các
hoạt động Đảng, Nhà nước và chế độ ta trên không gian mạng, tập trung chủ yếu
vào công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, nhất là thủ đoạn lợi dụng việc cán bộ cao cấp bị truy tố, xét xử, vi
phạm các quy định của Đảng, Nhà nước để bình luận, xuyên tạc công tác cán bộ của
Đảng, Nhà nước… Bằng nhiều thủ đoạn, thông qua mạng xã hội, chúng xuyên tạc,
tung tin đồn thất thiệt, hướng lái dư luận sang việc “tranh chấp quyền lục”,
“thanh trừng nội nôị bộ”, nhằm chống phá Đại hội XIII của các thế lực thù địch,
phản động. Những thủ đoạn này không phải là mới nhưng càng đến gần Đại hội
XIII, tần suất và tỷ lệ còn lớn hơn nhiều và cũng ngày càng tinh vi. Người đọc,
người xem nếu không tỉnh táo, thiếu kinh nghiệm thì rất dễ bị lừa, tin theo.
Không
khó để nhận ra những chiêu trò kiểu như: các cơ quan chức năng nhận được những
đơn thư nặc danh, tin vu khống về một số cán bộ sẽ tái cử hoặc đang trong diện
quy hoạch vào Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ tới. Tung lên các
trang mạng xã hội, trang web tự lập đủ loại thông tin sai trái, bóp méo, bôi
nhọ, đồn đoán vô căn cứ về công tác cán bộ, về lãnh đạo nọ, lãnh đạo kia. Nhưng
không phải chỉ trước kỳ Đại hội này mới xuất hiện các hoạt động xuyên tạc, vu
cáo, chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị trong nước mà
hành vi xấu độc này còn diễn ra cả ở những kỳ Đại hội trước.
Theo
Bộ Thông tin và Truyền thông, từ đầu năm 2020, Bộ đã thực hiện giám sát không
gian mạng, rà quét, chủ động phát hiện và gỡ bỏ các thông tin xấu độc về các
đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí
thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các đồng chí quy hoạch.
Trong
đó, đã gỡ bỏ gần 400 trang giả mạo, 4.500 tin xấu độc trên Facebook và 30.000
video xấu độc trên Youtube. Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm
2020 tăng 30 lần so với năm 2017. Số video xấu độc được gỡ bỏ trên Youtube năm
2020 tăng 8 lần so với năm 2017. Tỷ lệ tin xấu độc về các đồng chí lãnh đạo chủ
chốt năm 2017 lên tới trên 70% thì nay chỉ còn dưới 3%.
Thời
gian tới, khi Đại hội Đảng toàn quốc đang đến gần, sự chống phá được dự báo sẽ
gia tăng với tính chất công khai, trực diện và trắng trợn hơn. Sẽ xuất hiện
nhiều thông tin bóp méo, xuyên tạc về các vấn đề liên quan đến tư cách đạo đức
của cán bộ, thậm chí là cán bộ cấp rất cao. Rõ ràng nó tác động rất tiêu cực
đến công tác chuẩn bị đại hội. Các cơ quan chức năng cho biết, sẽ tiếp tục
triển khai nhiều biện pháp mạnh để xử lý các tin xấu độc trên không gian mạng.
Thật
tiếc rằng, những luận điệu xuyên tạc, những thông tin sai trái vẫn được nhiều
người chia sẻ trên mạng xã hội tới hàng nghìn lượt đi kèm là nhiều bình luận
khiếm nhã. Trong khi đó, trong nhiệm kỳ Ðại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành nhiều thời gian, công sức và lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt công tác cán bộ.
Với
tầm quan trọng đặc biệt, ngay từ đầu nhiệm kỳ, công tác này đã được tiến hành
chặt chẽ, bài bản, kỹ lưỡng. Nhiều chủ trương, nguyên tắc, quan điểm, giải pháp
lớn về công tác cán bộ được thể chế hóa, cụ thể hóa bằng các quy chế, quy định,
quy trình bảo đảm dân chủ, minh bạch. Thế nên, đánh giá cán bộ là phải dựa vào
đánh giá của các cấp có thẩm quyền và các nguyên tắc, quy định của Đảng chứ
không thể tin theo những thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí là xuyên tạc
trên mạng xã hội. Nếu chúng ta tin vào đó mà nghi ngờ, mà hoang mang, mà mất
niềm tin là đã trúng vào mưu kế, mục tiêu của các thế lực thù địch, phản động.
Vì vậy, ngoài việc mỗi người
cần tăng "sức đề kháng" trước những thông tin xấu độc thì các cơ quan
chức năng cũng cần xác định, việc đưa thông tin kịp thời đến cho người dân là
trách nhiệm của mình. Thông tin chậm sẽ chỉ tạo cơ hội cho thông tin xấu độc
tiếp tục được phát tán, lan truyền mà thôi./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét