Chúng ta
đang đấu tranh với nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đang có hành vi
vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính,
phía Nam Biển Đông.
Đây là vùng biển hoàn toàn nằm trong vùng đực quyền kinh tế 200 hải lý của Việt
Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển
1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Việt
Nam kiên trì con đường hòa bình hợp tác, đối thoại, ngoại giao… kiên quyết yêu
cầu Trung Quốc cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi
vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì
quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Trên thực địa chúng ta đang
kiên trì sử dụng biện pháp tuyên truyền, kết hợp đấu tranh và hoạt động ngoại
giao để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Yêu
nước, sẵn sàng đấu tranh vì đất nước là truyền thống quý báu từ ngàn đời nay
trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bác Hồ đã nói “Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Hẵn chúng ta chưa quên những hệ lụy của cái gọi là “yêu
nước” trong vụ Trung quốc hạ đặt giàn khoan HD981 và vụ Fomosa tại Hà Tĩnh. Vậy
mà, blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến trước Lãnh sự quán Trung Quốc
tại Houston để biểu tình phản đối quân xâm lược Bắc Kinh; với những biểu ngữ
"Trung Quốc cút khỏi vùng biển Việt Nam", China get out of
Vietnam's territorial sea", "China stop bullying", "Đảng
CSVN hãy chấm dứt hợp tác với CSTQ", "Đả đảo CSVN bỏ tù công dân VN
biểu tình chống TQ xâm lược"... .
Kích động “tâm lý bài Trung” là một
trong những thủ đoạn mới nhưng không hề xa lạ mà các thế lực thù địch đang tiến
hành để chống phá Việt Nam. Những năm
gần đây, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ, nhất là trước những hành động của Trung
Quốc trên biển Đông làm dấy lên sự lo ngại của các nước trong khu vực. Từ sau
năm 1991, quan hệ Việt – Trung sau một thời gian dài ảm đạm, đã có nhiều bước
biến chuyển đáng kể. Là hai nước láng giềng, có cùng ý thức hệ, cả hai nước
Việt – Trung đều có những vị trí quan trọng từ địa chính trị đến các quan hệ
quốc tế đan xen. Trong cuộc đối đầu giữa CNXH và CNTB thì cả Việt Nam và Trung
Quốc đều là những mục tiêu quan trọng hàng đầu, trọng điểm chống phá mà chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hướng đến. Có thể thấy, thúc đẩy “tâm lý
bài Trung” vừa khoét sâu vào mâu thuẫn vốn có trong lịch sử giữa hai dân tộc,
vừa hạ thấp vai trò, uy tín, hình ảnh của cả hai nước XHCN và của cả CNXH, đồng
thời tạo sự bất ổn trong khu vực. Với riêng Việt Nam, thì hệ lụy đầu tiên của
xu hướng này là tạo ra sự không đồng thuận trong xã hội, trong nhân dân đối với
các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, qua đó gián tiếp phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội.
Chúng ta kiên định “Dĩ bất biến, ứng
vạn biến”, lợi ích quốc gia - dân tộc là cốt lõi nhưng phải linh hoạt, mềm dẻo
trong đấu tranh. Vì vậy những hành động như: Xuyên tạc trên mạng, phá hoại tài
sản của người nước ngoài, nói xấu Đảng và Nhà nước… dù mục đích ra sao, dù là
cổ vũ lòng yêu nước đi chăng nữa, thì phải khẳng định đó là cách làm thiếu tỉnh
táo, không giúp ích gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, phản
tác dụng, phá hoại đường lối chủ trương của Đảng, phá hoại môi trường đầu tư lý
tưởng của Việt Nam mà chúng ta đã dày công xây dựng. Nghiêm trọng hơn đó là,
khi chúng ta là một nước nhỏ, cần tận dụng mọi cơ hội để vừa phát triển đất
nước, vừa giữ vững được độc lập chủ quyền, lợi ích của quốc gia – dân tộc, việc
gây thù hằn với một dân tộc khác trong lúc này và cả mãi về sau đều không đúng,
không phản ánh chính xác tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình của con người
Việt Nam. Bởi vậy, mỗi chúng ta phải hết sức cảnh giác, một mặt kiên quyết đấu
tranh với những suy nghĩa và hành động đi ngược lại lợi ích quốc gia – dân tộc
nhưng mặt khác không để mắc mưu các thế lực thù địch, phải sáng suốt, yêu nước
bằng trí tuệ, bằng “trái tim nóng và cái đầu lạnh”.
Duy Tồn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét