Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc



Công cuộc đổi mới hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước đã đưa Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã - hội những năm 1980 và vững bước đi lên hội nhập với sự phát triển của thế giới. Những tiến bộ của khoa học và công nghệ đang từng ngày, từng giờ đẩy nhanh tiến trình phát triển xã hội loài người; thế giới trở nên gần gũi hơn, các ngăn cách rào cản đã dần được dỡ bỏ. Xu thế hòa bình, hội nhập cùng phát triển đã hình thành và trở thành nền tảng cho quan hệ các quốc gia. Nhưng, mưu đồ của các thế lực thù địch, hòng xóa bỏ các thể chế đi theo con đường XHCN trên thế giới vẫn không hề thay đổi với nhiều phương thức hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt bao trùm trên mọi lĩnh vực khác nhau, trong đó có Việt Nam. Riêng đối với vấn đề tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo chúng triệt để khai thác trên mọi khía cạnh để tổ chức các hoạt động chống phá, hòng gây mất ổn định chính trị-xã hội, tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước; hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng chống đối, đưa tôn giáo ở Việt Nam trở thành lực lượng chính trị “đối trọng” với Đảng. Chúng xác định lấy “tự do tôn giáo” làm “ngòi nổ” để chống phá Việt Nam. 

Nổi lên có các vụ việc, như: Tổ chức một số cuộc mít tinh, biểu tình do các hội, nhóm mang danh tôn giáo hải ngoại nhằm đưa ra những yêu sách đòi Việt Nam thực thi cái gọi là "các quyền tự do tôn giáo", đòi trả tự do cho số đối tượng gọi là "tù nhân lương tâm"; hỗ trợ, kích động và chỉ đạo một số linh mục cực đoan trong nước đẩy mạnh hoạt động viết và tán phát nhiều tài liệu đi ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận những thành quả cách mạng mà nhân dân Việt Nam đã giành được qua các cuộc kháng chiến của dân tộc; họ đòi hỏi xã hội phải thừa nhận vai trò của tôn giáo như vai trò của chính quyền trong việc điều hành xã hội ... Thủ đoạn này của chúng nhằm kích động, chia rẽ bà con giáo dân với cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở, gây bất hòa giữa những người theo đạo và không theo đạo, làm phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân và lợi ích chung của dân tộc, tiến tới can thiệp vào các vấn đề nội bộ của ta; đồng thời, phương hại đến uy tín của Việt Nam đối với cộng đồng Quốc tế.
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con, chúng tiến hành truyền đạo trái pháp luật, hòng lôi kéo, tập hợp quần chúng, nhất là: Hiện tượng lôi kéo đồng bào dân tộc đi theo đạo Tin lành Đề-ga; đạo Dương Văn Mình; kích động đồng bào dân tộc thiểu số không thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, không tham gia các tổ chức chính trị ở địa phương, không tham gia các hoạt động do cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai ... Thông qua việc giảng đạo, chúng lồng ghép những vấn đề chính trị để lôi kéo đồng bào ra khỏi sự quản lý của chính quyền, vô hiệu hóa chính quyền cơ sở, chống lại đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Như chúng ta đều biết: Tại Điều 24, Chương II, Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người. Qua những biến chuyển thăng trầm của lịch sử, xã hội và đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực hành quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cũng cần đề phòng, nâng cao cảnh giác việc “lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”, tuyên truyền mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống đối Đảng, Nhà nước. Quan tâm giải quyết đúng đắn và đầy đủ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là cơ sở để đấu tranh có hiệu quả chống mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, từ đó tạo môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh.
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân. Trong các thành tựu của Nhà nước Việt Nam có thành tích về công tác tôn giáo mà ưu điểm lớn nhất là vừa đảm bảo cho các sinh hoạt tôn giáo được diễn ra bình thường, tuân thủ luật pháp vừa tập hợp được đông đảo các tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, chống lại âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Đồng thời, cũng làm cho các tôn giáo phát triển lành mạnh, gắn bó với cộng đồng dân tộc hơn. Đây là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, và phức tạp bởi nó không chỉ là quan hệ giữa Nhà nước với các tôn giáo mà còn là quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các tổ chức CT-XH với nhân dân là các tín đồ tôn giáo. Nó cũng không chỉ bó hẹp trong nội bộ quốc gia mà còn có quan hệ quốc tế vì bản thân nhiều tôn giáo cũng mang tính quốc tế. Hơn nữa, vấn đề này luôn bị nhiều thế lực thù địch nhòm ngó, lợi dụng với những ý đồ kinh tế, chính trị khác nhau.
Cuộc đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo đang đặt ra thật sự cấp bách. Bởi sự chống phá của các thế lực thù địch thông qua vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo có tác động trực tiếp đến sự ổn định chính trị, làm suy giảm những thành tựu của sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Vì vậy, việc đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân ta. Điều đó đòi hỏi sự kiên quyết, kiên trì vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo.
Ngọc Ích







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét