Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

VIỆT NAM KHÔNG CẦN VÀ KHÔNG CHẤP NHẬN CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG!




Trên trang blog Tiếng Dân đối tượng Nguyễn Ngọc Chu tán phát bài “Sửa đổi Điều lệ Đảng: Những đồn bốt phải nhổ”, nội dung kêu gọi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.
Cho đến nay, chúng ta không lạ gì chiêu bài “đa nguyên, đa đảng”, một âm mưu, thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình’’ của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhằm lý giải, cổ súy cho luận điệu “đa nguyên, đa đảng”, các thế lực thù địch cho rằng, đa nguyên, đa đảng mới bảo đảm dân chủ rộng rãi trong xã hội, còn chế độ chính trị một đảng là đối lập với dân chủ, rằng muốn thực hiện dân chủ nhất thiết phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Sự thực có phải như vậy?
Dựa trên cơ sở khoa học cụ thể cả về lý luận và thực tiễn, cho phép chúng ta khẳng định rứt khoát rằng: Ở Việt Nam hiện nay không cần và không chấp nhận chế độ đa đảng!
Trước hết, dưới góc độ lý luận: Trong lịch sử, chế độ đa nguyên, đa đảng đã sớm xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII. Đây là thời điểm giai cấp tư sản đóng vai trò là lực lượng tiến bộ, tích cực đi tiên phong trong đấu tranh chống phong kiến, bảo vệ quyền bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do, dân chủ tư sản. Chủ nghĩa đa nguyên phủ định tính thống nhất của thế giới, cường điệu cái riêng; phủ nhận sự phân chia xã hội thành giai cấp, phủ nhận đấu tranh giai cấp; chủ trương xây dựng một cơ chế quản lý xã hội theo nguyên tắc đa lực lượng, đa đảng phái và các tổ chức đảng phái này quan hệ với nhau theo nguyên tắc hiệp thương. Vì vậy, đây là một học thuyết phi mácxít. Nếu áp dụng quan điểm này vào chủ nghĩa xã hội sẽ dẫn tới hạ thấp vai trò của Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân thành một tổ chức tầm thường và nguy cơ phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Thứ hai, trên phương diện thực tiễn: Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử; là ý nguyện của nhân dân Việt Nam. Điều này được lịch sử minh chứng rõ ràngNhư vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đạt được những tiêu chí cao nhất trong hoạt động chính trị của một đảng cầm quyền (dù là chế độ đa đảng hay một đảng đều phải hướng tới vấn đề cốt tử nhất), đó là: chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng, văn hoá, xã hội phát triển bền vững, an sinh xã hội được bảo đảm. Chính thực tiễn này đã khẳng định, ở Việt Nam hiện nay không cần đa đảng và cũng đúng với nhận định của đồng chí Nguyễn Phú Trọng: “Ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ”.

Văn Võ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét