Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

CHIÊU TRÒ CHIẾN TRANH DƯ LUẬN CỦA TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG




Chiến tranh dư luận là một chiến lược được thiết kế nhằm gây ảnh hưởng đối với dư luận quốc tế, tìm kiếm hậu thuẫn cho Trung Quốc và làm nản lòng đối thủ trong việc theo đuổi các hành động trái với lợi ích của Trung Quốc. Thực tế, không chỉ với nước ngoài, mà chính người Trung Quốc cũng là mục tiêu quan trọng của chiến lược này. Chiến tranh dư luận (hay chiến tranh truyền thông) được thực hiện một cách liên tục và lâu dài. Phương tiện của chiến tranh dư luận gồm hai nhóm chính:
Thứ nhất, là nhóm phương tiện tuyên truyền: Báo chí - truyền thông, nhất là Tân Hoa Xã và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) có hệ thống phủ sóng toàn cầu với nhiều ngôn ngữ. Ngoài ra còn có tờ Thời Báo Hoàn Cầu (Global Times), Trung Hoa Nhật Báo (China Daily). Về mạng xã hội, Trung Quốc đặc biệt đầu tư Sina Weibo thay vì cho phép Facebook, Twitter hoạt động. Trung Quốc còn đầu tư các kênh giải trí như phim ảnh, trò chơi online; các phương tiện học thuật như viện nghiên cứu, bảo tàng, luận án, bài nghiên cứu, sách giáo khoa, hội thảo khoa học.
Thứ hai, là nhóm kiểm duyệt thông tin Biển Đông. Theo một số nghiên cứu, có đến hai triệu nhà phân tích quan điểm công chúng (trong nước và nước ngoài) về Biển Đông thực hiện công tác kiểm duyệt các nền tảng thông tin về biển Đông.
Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio vào tháng 01/2019 chỉ ra rằng các tuyên bố hay yêu sách của Trung Quốc về các quyền lịch sử của họ đối với toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) và bãi cạn Scarborough là “tin giả của thế kỷ”.
“Người dân Trung Quốc từ lâu đã được dạy rằng họ chính là chủ nhân duy nhất của Biển Đông. Tuy nhiên, họ lại không tiếp cận được các thông tin trái chiều do sự kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc… Tôi tin rằng người Trung Quốc vốn là người tốt nhưng họ chỉ được dạy duy nhất một câu chuyện lịch sử và câu chuyện đó hoàn toàn sai” - ông Carpio nói.
Chúng ta cùng nhìn lại năm 2009, Trung Quốc công bố bản đồ đường chín đoạn, vấp phải phản ứng gay gắt từ dư luận quốc tế. Nước này đã triển khai các cơ quan truyền thông ở nhiều cấp độ nhằm công bố dày đặc những thông tin có lợi, không chỉ trong nước mà còn ra nước ngoài. Nhà phân tích Laura Jackson cho rằng Trung Quốc còn lợi dụng tự do báo chí phương Tây để tuyên truyền yêu sách đến đông đảo công chúng quốc tế.
Trung Quốc cũng có sẵn kịch bản để có thể từ “bị cáo” thành “bị hại”. Việc này diễn ra khá thường xuyên trên thực địa. Theo các ngư dân kể lại, các tàu Trung Quốc bằng công suất lớn hơn sẽ truy đuổi các tàu cá của ngư dân Việt Nam. Chạy được một đoạn, tàu Trung Quốc sẽ lựa thế vượt lên, tạt đầu rồi bất ngờ giảm tốc độ để tàu Việt Nam phanh không kịp, buộc phải đâm vào tàu Trung Quốc. Tàu Việt Nam là tàu gỗ nên hư hỏng nặng còn tàu Trung Quốc không bị gì. Tuy nhiên khi về, phía tàu Trung Quốc lại nói với truyền thông là bị tàu Việt Nam đâm.
Hay trong vụ Hải Dương 981 năm 2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng rêu rao họ là “nạn nhân” và bịa ra thông tin tàu Việt Nam chủ động va đâm hàng trăm lần vào tàu Trung Quốc. Trong khi đó, các bằng chứng hình ảnh thực địa do truyền thông quốc tế tung ra cho thấy sự thật hoàn toàn trái ngược.
Và gần đây chúng ta càng nhìn nhận sâu sắc vấn đề qua của Trung Quốc tại biển Đông. Cụ thể, từ ngày 03/8 đến ngày 04/8, tàu thăm dò địa chất Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã đi vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần khu vực Bãi Tư Chính – Vũng Mây, do Việt Nam quản lý. Đi theo bảo vệ tàu này có ít nhất 3 tàu hải giám, trong đó có tàu trên 10.000 tấn mang số hiệu 3901 và tàu dân quân biển Quong Sansah Yu0014. Ngoài hoạt động của tàu Hải Dương Địa chất 8, CSIS còn theo dõi sự xuất hiện của tàu cảnh s.á.t biển 35111 của Trung Quốc được vũ trang hạng nặng. Reuters dẫn tin từ CSIS mô tả tàu 35111 đã có hành động “có tính đe dọa” đối với tàu Việt Nam lúc đang hỗ trợ giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật Bản trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam.
Liên quan đến việc quân sự hóa Biển Đông, Bắc Kinh thay vì thừa nhận tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” bằng cách “bài binh bố trận” đe dọa đối thủ, Trung Quốc lại đổ lỗi cho hoạt động tuần tra tự do hàng hải của các nước buộc Trung Quốc phải "tự vệ". Và sự đổ lỗi của Trung Quốc thường làm nền tảng cho các bước đi khác trên thực địa.
Với những gì diễn tiến ở Biển Đông, bài học này không bao giờ cũ!
Như vậy, chúng ta càng nhìn rõ âm mưu, thủ đoạn và dần rõ bộ mặt dối trá của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông./.
  Minh Tuấn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét