Gần
đây, trên mạng xã hội lan truyền các thông tin kích động nhân dân xuống đường
biểu tình, kêu gọi người dân đứng lên phá hoại tài sản của các doanh nghiệp,
bắt giữ, hành hung người Trung Quốc để phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển
Việt Nam. Chúng tung những tin giả mạo “Trung Quốc đưa tàu thăm dò xuống bãi Tư
Chính, xảy ra xung đột lớn”, “Dân quân biển Trung Quốc ồ ạt tiến đến Tư Chính
với hộ tống của tàu khủng” làm nhiều chiến sĩ của Việt Nam hi sinh khi làm
nhiệm vụ trên biển. Chúng kịch liệt lên án báo chí chính thống “im lặng” không
dám đưa tin về lực lượng hải quân ta bị hải quân Trung Quốc “tấn công”, Thậm
chí, chúng còn vu cáo “nhà cầm quyền Việt Nam hèn nhát, bưng bít thông tin”… Sự
thật, Trung Quốc đã dùng tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng với một số tàu hải cảnh
hộ tống vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía
nam Biển Đông. Hoạt động trái phép của các tàu Trung Quốc ở khu vực Bãi Tư
Chính của Việt Nam nhằm ngăn cản các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của
Việt Nam tại khu vực giàu tiềm năng dầu khí này. Việt Nam đã điều các tàu Kiểm
ngư và Cảnh sát biển để tuyên truyền, yêu cầu các tàu của Trung Quốc rời khỏi
khu vực và giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của họ. Khu nhà giàn DK1, trong đó
có Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở
của Việt Nam và là thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Đây là vùng biển được hoạch
định theo Công ước Luật biển 1982, không tranh chấp với các nước khác. Theo
luật pháp quốc tế, chủ quyền thềm lục địa của ta là ở phần đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển. Còn phần nước phía trên đáy biển thuộc tự do hàng hải. Bởi vậy
tàu bè các nước qua lại vùng biển phía trên thềm lục địa của ta đều không vi
phạm. Khi nào họ khoan, đục, dùi, hoặc cắm cái gì xuống đất đá dưới đáy biển,
lúc đó họ mới xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công
ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Cần khẳng định, chủ trương nhất quán
của Đảng, Nhà nước ta là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa
bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng hòa bình,
hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp, bất đồng
bằng các biện pháp hòa bình. Nhân dân Việt Nam, dư luận các nước trong khu vực
và thế giới phản đối các hành động trái phép của Trung Quốc trên vùng biển Việt
Nam. Đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt
Nam trên biển theo luật pháp quốc tế, không để ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát
triển quan hệ hai nước. Đồng thời, mong muốn các nước liên quan, cộng đồng quốc
tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này. Mọi người cần
tỉnh táo, tin tưởng vào cách thức đấu tranh ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta;
tin tưởng vào lực lượng chức năng trên biển có nhiều biện pháp phù hợp thực thi
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật
nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam, không tin theo những thông tin kích động, không
xuống đường tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự. Cơ quan chức năng chủ
động nắm chắc tình hình an ninh chính trị, nhất là các khu công nghiệp có vốn
đầu tư của Trung Quốc. Các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác bảo vệ, nắm chắc
địa bàn, sẵn sàng xử lý mọi tình huống có thể xảy ra.
Văn Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét