Theo
Từ điển tiếng Việt: “Tà đạo là đạo giáo chuyên dùng bùa phép mê hoặc người;
đường lối sai quấy không chính đáng”. Còn theo Đại từ điển tiếng Việt: "Tà
đạo: Tôn giáo khác với tôn giáo được coi là chính thống". PGS, TS Đặng Văn
Đoài, Hiệu trưởng Trường Đại học An ninh nhân dân định nghĩa: "Tà đạo là
một loại đạo lạ (so với tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống) nhưng khuynh hướng
hoạt động mê tín dị đoan, phản văn hóa, vi phạm pháp luật".
Ở
Việt Nam, những năm qua, tà đạo thường xuất hiện và phát triển mạnh ở vùng nông
thôn, vùng sâu xa, nhất là địa bàn Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc. Các tổ chức
này đã thu hút được một số lượng người tin theo, trong đó có tà đạo đã lôi kéo
hàng nghìn người tham gia, sinh hoạt tại nhiều địa phương, như: Tin lành Đề Ga,
Hà Mòn, Pháp Luân Công và đặc biệt gần đây là tà đạo Hội Thánh đức Chúa Trời,
dù mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu, song, đã phát triển mạnh và hoạt
động bất hợp pháp ở hơn 20 tỉnh, thành phố với hàng nghìn người tham gia, nhất
là ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa… Việc tuyên truyền,
phát triển tà đạo đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, gây tâm lý bức
xúc, hoang mang trong một bộ phận quần chúng và tín đồ các tôn giáo, chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc, làm phức tạp tình hình ANCT-TTATXH tại địa phương.
Qua
nghiên cứu, căn cứ theo địa bàn xuất hiện, nguồn gốc xuất xứ và nội dung,
phương thức hoạt động, có thể phân chia tà đạo thành hai nhóm chính: Nhóm thứ
nhất có nguồn gốc hình thành liên quan đến các tôn giáo đã được Nhà nước công
nhận, điển hình như các tà đạo: Tin lành Đề Ga, Hà Mòn, Giáo hội Tin lành đấng
Christ Việt Nam... có nguồn gốc và bản chất liên quan đến Tin lành; các tà đạo:
Đạo Tràng Hương Quảng, Pháp môn Di Lặc, Bửu Tòa Tam giáo... có nguồn gốc và bản
chất gắn với Phật giáo, Đạo giáo. Nhóm thứ hai có nguồn gốc từ nước ngoài
truyền vào Việt Nam, như: Thanh Hải Vô Thượng sư, Pháp Luân Công, Canh tân đặc
sủng... Nhóm này mang tính lai tạp giữa một số tôn giáo khác nhau, như: Phật
giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Dù thuộc nhóm nào thì đặc điểm chung của
các tà đạo này luôn tự coi mình là một tổ chức tôn giáo; giáo lý của họ chỉ là
sự vay mượn hay chính xác hơn là xuyên tạc, bóp méo giáo lý của các tôn giáo
khác theo hướng mê tín dị đoan để phục vụ cho ý đồ của những kẻ cầm đầu; giáo
lý, lễ nghi của các tà đạo thường đơn giản, không có hệ thống và hoàn chỉnh như
tôn giáo truyền thống, hàm chứa yếu tố mê tín, có màu sắc chính trị.
Đức Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét