Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

HIỂU SÁCH LƯỢC ĐỂ TIN TƯỞNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC



Điều không thể phủ nhận, đất nước sau hơn 30 năm đổi mới, từ nước nghèo thiếu đói triền miên, chúng ta đã vươn lên thành nước đang phát triển (nhưng là nước trong tốp đầu của khu vực và thế giới).
Đề ra mục tiêu chiến lược là đổi mới đất nước, trong đó có chiến lược đổi mới kinh tế, chiến lược đổi mới chính trị...Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặt ra nhiều sách lược thực hiện, mà những sách lược đó không bao giờ chệch hướng "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội".
Cả hệ thống chính trị đến mọi người dân, kiên định, tin tưởng với mục tiêu chiến lược của Đảng, mới có được thành công hôm nay. Trên từng lĩnh vực, từng ngành, có những chủ trương chiến lược phát triển khác nhau, hội tụ ở:  "dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh". Quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược, Đảng ta chỉ rất rõ thời cơ - nguy cơ, những thách thức đan xen, nhằm tránh tư tưởng chủ quan nóng vội.
Chiến lược ngoại giao của Việt Nam là: "Độc lập - Tự chủ" song ngoại giao với từng nước, từng khu vực, từng tổ chức quốc tế, cả các tổ chức tôn giáo, lại có những sách lược khác nhau, tuy nhiên không xa rời nguyên tắc chiến lược.
Hiện nay chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa dân tộc cường quyền và các thế lực thù địch, cố tình xuyên tạc những vấn đề mang tính sách lược trong ngoại giao - đối thoại, hòng gây mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây hoài nghi trong nhân dân. Mục đích làm chậm quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược của Việt Nam, hoặc làm chệch hướng về nhận thức. Hiện tượng đào bới, xét lại những phát biểu của lãnh đạo, hoặc những người có vị trí trong bộ máy lãnh đạo, từ đó suy diễn, quy chụp những phát biểu đó là sai lầm, gây nguy hại đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ...
Đây là thủ đoạn cực kỳ nguy hiểm, bởi chúng dễ dắt mũi người thiếu hiểu biết, chưa đủ khả năng tổng hợp, phân tích những vấn đề mang tầm chiến lược, cũng như sách lược trong ngoại giao - đối thoại.
Mọi người dân yêu nước cần đấu tranh phê bình,  kịp thời,  phản bác, những luận điệu nêu trên.
Bảo vệ những nhà lãnh đạo gạo cội, cũng chính là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, để Việt Nam phát triển trong bền vững.
Tiến Mạnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét