Hiện nay trên các trang mạng xã hội và các website
không chính thống, các thế lực thù địch đang tập trung, ráo riết chống phá cách
mạng Việt Nam
bằng những luận điệu sai trái, thù địch. Một trong những nội dung xuyên tạc,
chống phá là cho rằng “Chủ nghĩa Mác - LêNin đã lỗi thời, lạc hậu, hoàn toàn
không phù hợp với thực tiễn Việt Nam , đã và đang cáo chung”.
Đây là một dạng quan điểm thù địch do bản thân nó đã
chứa đựng những nội dung sai lầm về thực tiễn và khoa học, đồng thời đó là quan
điểm mang tính chất đối lập về lợi ích và lập trường giai cấp mà chủ thể của nó
thường là những kẻ đối lập về lập trường tư tưởng; đối lập về lợi ích giai cấp,
quốc gia, dân tộc. Để đạt được mục tiêu “tối thượng” là xóa bỏ nền tảng tư
tưởng của Đảng, các thế lực thù địch, phản động tập trung phản kích, phủ định
những giá trị trường tồn của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Như lời cựu Tổng thống Mỹ
Nixson đã khẳng định “Chi một đô la cho tuyên truyền có giá trị bằng 10 đô la
cho quân sự”.
Để đánh phá vào chủ nghĩa Mác – Lênin chúng nhằm phá
vỡ nền tảng tưu tưởng của Đảng ta và của xã hội ta, tạo ra “khoảng trống tư
tưởng” trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, từ đó tạo điều kiện du nhập hệ tư
tưởng tư sản vào quần chúng và nội bộ ta, các thế lực thù địch, phản động tập
trung mọi cố gắng để chứng minh sự “lỗi thời” của chủ nghĩa Mác – Lê nin; phủ
nhận bản chất cách mạng, khoa học. Chúng vu cáo Đảng ta đã đem chủ nghĩa Mác –
Lê nin máy móc, gượng ép vào Việt Nam , đồng thời quảng bá mô hình “xã
hội dân chủ”. Chúng nuôi dưỡng kích động các khuynh hướng cơ hội, hữu khuynh,
dao động..trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng để nhằm
tạo ra sự phân hóa, phân liệt, đối lập, xung đột trong đời sống tinh thần, tư
tưởng, tình cảm, tâm lý xã hội. Các thế lực thù địch cho rằng “chủ nghĩa Mác –
Lênin đã lạc hậu, lỗi thời đã và đang bị cáo chung”.
Trên thực tế Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh
giá một cách khách quan, chính xác, đầy đủ và sâu sắc vai trò của chủ nghĩa Mác
– Lênin trong quá trình cách mạng Việt Nam . Theo ngườ,
chủ nghĩa Mác – Lênin không những là kim
chỉ nam nà còn là “mặt trời soi sáng” con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối
cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cọng sản.
Thực tiễn thành công ở Việt Nam, Trung quốc hơn hai
thập kỷ qua; sự vững vàng của cáh mạng Cuba trước sự bao vây, cấm vận, chống
phá điên cuồng của các thế lực thù địch, cũng như sự trỗi dậy của phong trào
cánh tả theo xu hướng XHCN ở các nước châu mỹ La tinh trong những năm gần đây
đã khẳng định sức sống mãnh liệt và sự lan tỏa của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chúng ta vẫn khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác –
Lênin với tư cách lý luận và phương pháp
nhận thức thế giới vẫn giữ nguyên giá trị; sẵn sàng đánh đổ mọi sự nhận định
sai lệch phủ nhận giá trị cách mạng khoa học, tiến bộ.
Giờ đây, chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước trong điều kiện có nhiều thuận lợi và thời cơ lớn, nhưng cũng có
không ít những khó khăn, phức tạp và cả những nguy cơ, thách thức gay gắt. Trong
bối cảnh như vậy, việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với tư
cách một nhân tố chủ quan quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một nhiệm vụ đặc biệt cần thiết, một
yêu cầu hàng đầu của sự nghiệp cách mạng. Đối với cách mạng Việt Nam, vai trò
lãnh đạo của Đảng cộng sản là một tất yếu không thể đảo ngược. Điều này được thể
hiện ở chỗ:
Một là, Đảng giữ vai trò quyết định trong việc lựa chọn con đường phát triển cho
dân tộc ta, lựa chọn khả năng, xu hướng vận động cho nền kinh tế đất nước. Nhìn
lại chặng đường phát triển của nước ta trong những thập niên đầu thế kỷ XX,
chúng ta thấy trước năm 1930, ở Việt Nam đã có sự xuất hiện của một số tổ chức
đảng và nhiều phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân đã bùng nổ. Song, do
những hạn chế về thế giới quan và đường lối cứu nước, nên phong trào cách mạng
do họ lãnh đạo cuối cùng đều thất bại và đi đến chỗ tan rã. Sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam ngày 3 - 2 - 1930 là một tất yếu lịch sử. Từ đây, phong trào
cách mạng Việt Nam bước sang một trang mới, được tổ chức, hướng dẫn bởi một Đảng
kiểu mới - Đảng mácxít-lêninnít. Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
và Luận cương chính trị về cách mạng Việt Nam - những văn kiện quan trọng
đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện đường lối cách mạng triệt để, sự
vận dụng sáng tạo học thuyết cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin vào
hoàn cảnh Việt Nam và quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của
Đảng ta. Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định:
"Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai
cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng
sản"(1). Đường lối, tôn chỉ đó không những thể hiện mục tiêu rõ ràng, cụ
thể của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, mà còn
thể hiện một trí tuệ anh minh, một bản lĩnh chính trị tuyệt vời của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt
Nam, nhân dân ta đã đấu tranh anh dũng, trải qua biết bao gian khổ hy sinh, đưa
sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn
thắng lợi, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta bước vào một kỷ nguyên mới: cả nước
thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Gần 20 năm qua là một
thời kỳ có ý nghĩa đặc biệt của cách mạng Việt Nam, thể hiện sự sáng tạo và
kiên trì thực hiện đường lối phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ
nghĩa của Đảng và nhân dân ta. Trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp, chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vững
vai trò lãnh đạo cách mạng của mình và tiếp tục đưa con thuyền cách mạng nước
ta tiến lên, đưa nước ta bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Như vậy, với tư cách người đại diện chân chính cho lợi
ích của dân tộc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng Cộng sản Việt
Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã xác định đúng đắn mục tiêu của cách mạng
Việt Nam và đường lối phát triển đất nước. Sự lựa chọn của Đảng vừa phù hợp với
xu thế phát triển tất yếu của thời đại, vừa phù hợp với nguyện vọng thiết tha của
quần chúng nhân dân và vì vậy, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ và ra sức thực
hiện. Đó chính là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, mà trước hết là xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, Đảng không chỉ là người
lựa chọn xu hướng, mục tiêu phát triển chung của đất nước, mà còn trực tiếp đề
ra những chủ trương, đường lối, biện pháp đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực
tế của đất nước để thực hiện mục tiêu của cách mạng. Nhờ sự coi trọng và thường
xuyên đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, Đảng đã sáng suốt
xác định những nhiệm vụ và phương pháp phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể.
Có thể khẳng định rằng, đường lối đúng đắn của Đảng là
một trong những yếu tố hết sức quan trọng dẫn tới sự thành công của cách mạng.
Thực tế lịch sử những năm trước và sau đổi mới đã chứng minh rằng, nếu thiếu sự
lãnh đạo thông qua đường lối đúng đắn của Đảng, cách mạng có thể bị mất phương
hướng, thậm chí bị chệch hướng. Đồng thời, nếu thiếu sự linh hoạt về chính trị,
sự nghiệp cách mạng cũng có thể gặp nhiều khó khăn hơn, hoặc là không tranh thủ
và tận dụng được những thời cơ, vận hội thuận lợi, hoặc lún sâu vào nguy cơ tụt
hậu.
Những thành công sau gần 20 năm đổi mới đất nước là kết
quả của một quá trình tìm tòi, tổng kết, đổi mới tư duy lý luận, của sự nhận thức
lại của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tại
Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: "Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố
quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới"(2). Cũng tại Đại hội này, đồng
chí Uêđa Côichirô, Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản, trong bài phát
biểu chào mừng của mình, đã nhấn mạnh: "Đường lối đổi mới trong đó kết hợp
kinh tế thị trường với kế hoạch, tiến lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở công nhận
sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế là con đường của những người mở đường mới
mẻ trong lịch sử,..." mà "... chưa một ai đi qua"(3).
Ba là, Đảng ta đã sáng suốt,
chủ động thực hiện những vấn đề có tính nguyên tắc để giữ vững sự ổn định về
chính trị - điều kiện tiên quyết để tiến hành công cuộc đổi mới, bảo đảm cho nền
kinh tế thị trường ở nước ta vận hành theo các quy luật khách quan của nó và
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài học rút ra từ thực tiễn "cải tổ",
"cải cách", kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và
Liên Xô cho thấy, khi chính trị mất sự ổn định, quá trình "cải tổ",
"cải cách" sẽ mất phương hướng, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng
kinh tế - xã hội trầm trọng và đời sống xã hội trở nên rối loạn; cuối cùng, dẫn
đến sự sụp đổ của chế độ chính trị.
Theo quan niệm duy vật lịch sử, trong mối quan hệ giữa
kinh tế và chính trị, suy đến cùng thì kinh tế là yếu tố đóng vai trò quyết định.
Tuy nhiên, "chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế"(4),
vì xét đến cùng, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Vì vậy, muốn
kinh tế phát triển, phải tạo dựng và giữ được môi trường chính trị ổn định, phải
thiết lập được bộ máy chính quyền nhà nước vững mạnh, đủ sức gánh vác những nhiệm
vụ kinh tế - xã hội do lịch sử đặt ra.
Có thể khẳng định rằng, sự ổn định về chính trị là một
bảo đảm chắc chắn, một điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công công cuộc đổi
mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Song, cũng cần thấy là, sự ổn định đó không đồng nghĩa với trì trệ, bảo thủ, mà
phải gắn liền với sự đổi mới nhằm tạo ra một sự phát triển vững chắc trên tất cả
các phương diện của đời sống xã hội. Trong chặng đường 75 năm lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, bên cạnh những thắng lợi to lớn và không thể phủ nhận, đã có lúc Đảng
ta phạm phải một số sai lầm, khuyết điểm. Song, điều quan trọng là Đảng ta
không che giấu sai lầm, khuyết điểm ấy mà đã công khai tự phê bình, thực sự lắng
nghe ý kiến của nhân dân và quyết tâm sửa chữa. Chính vì vậy, trong những hoàn
cảnh hết sức phức tạp, vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững và ngày càng được
củng cố, uy tín của Đảng trong quần chúng nhân dân ngày càng được nâng cao, sự ổn
định về chính trị ngày càng được củng cố vững chắc.
Hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá và
những vấn đề toàn cầu, như chiến tranh, khủng bố, bạo lực, xung đột, ô nhiễm
môi trường... đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước, nhất là đối với những
nước đang phát triển. Hơn nữa, đối với riêng những nước phát triển theo con đường
xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch phương Tây lại đang ráo riết thực hiện
chiến lược "diễn biến hoà bình" hòng thiết lập một trật tự thế giới
đơn cực, đứng đầu là Mỹ. Trong bối cảnh đó, chúng ta lại càng cần phải giữ vững
và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tư cách một nhân tố quyết định sự thành
công của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Song, vấn đề đặt ra là, làm thế nào để giữ vững và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng
nước ta trong tình hình mới? Để góp phần giải quyết vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận,
vừa có ý nghĩa thực tiễn quan trọng này, theo chúng tôi, cần:
Thứ nhất, cần phải nâng
cao hàm lượng trí tuệ, trình độ tư duy lý luận, khả năng tổng kết thực tiễn của
Đảng. Như chúng ta đã biết, lịch sử luôn vận động, biến đổi và phát triển
không ngừng; sự nghiệp cách mạng nhằm biến đổi xã hội cũ thành một xã hội mới,
tốt đẹp cũng ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Nó đòi hỏi ở nhân tố
chủ quan sự nhạy bén, năng động và sáng tạo không ngừng. Trước đây, Hồ Chí Minh
đã khẳng định: "Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng,
một mắt mờ"(5). Đảng không chỉ là đại biểu cho trí tuệ của dân tộc, mà còn
đại biểu cho trí tuệ của thời đại. Không tự bồi dưỡng và nâng cao trí tuệ, Đảng
chẳng những không thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình, mà còn không giữ được
độc lập tự chủ, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Ở đây, trí tuệ của Đảng không
chỉ là tổng hợp trí tuệ của mỗi đảng viên của Đảng, mà còn được thể hiện ở
trình độ lãnh đạo, ở nghệ thuật và khả năng quy tụ trí tuệ của toàn dân tộc, kể
cả người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực
tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành
động theo quy luật khách quan là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
Có như vậy, Đảng mới xây dựng được đường lối và chủ trương đúng đắn, khoa học,
định hướng cho sự phát triển của đất nước; đồng thời, kịp thời giải quyết có hiệu
quả những vấn đề do thực tiễn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước đặt ra.
Thứ hai, việc nâng cao trí tuệ
của Đảng cần phải gắn liền với nâng cao phẩm chất chính trị, xây dựng
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên niềm tin và ý chí kiên định lý tưởng cách mạng,
kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Niềm tin, lý tưởng,
tình cảm cách mạng sẽ vững chắc khi nó được xây dựng dựa trên cơ sở của tri thức,
của trí tuệ. Đảng cần phải thường xuyên và kịp thời "uốn nắn những nhận thức
lệch lạc, những quan điểm mơ hồ, những biểu hiện dao động về tư tưởng, suy giảm
về niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng"(6).
Bởi như V.I.Lênin đã khẳng định, chỉ giai cấp nào đi theo con đường của mình mà
không do dự, không chán nản và không sa vào tuyệt vọng trong những bước ngoặt
khó khăn nhất, gay go nhất và nguy hiểm nhất, thì mới có thể lãnh đạo được quần
chúng lao động và bị bóc lột; rằng, chúng ta không cần những sự “hăm hở điên cuồng”
và điều cần thiết cho chúng ta chính là bước đi nhịp nhàng của những đoàn quân
vững như gang thép của giai cấp vô sản.
Để tăng cường hơn nữa vai trò nhân tố chủ quan của Đảng,
cần phải nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên. Có thể khẳng định rằng,
hơn bao giờ hết, hiện nay, nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách
mạng cho cán bộ, đảng viên ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết; bởi vì,
những tác động do mặt trái của cơ chế thị trường và một số yếu tố tiêu cực
khác, một bộ phận cán bộ, đảng viên bị tha hoá, biến chất, phai nhạt lý tưởng,
giảm sút ý chí, sa đoạ về đạo đức và lối sống, tham ô, hối lộ, thoái hoá về
chính trị. Để khắc phục điều này, biện pháp đầu tiên là Đảng cần phải loại bỏ,
"phải trị ngay số cán bộ thoái hoá, biến chất, tham nhũng quá đáng từ nhỏ
đến lớn (chú ý hàng ngũ trung, cao cấp) để củng cố sức mạnh của Đảng, tạo niềm
tin cho dân và lấy đà xoay chuyển tình hình"(7).
Thứ ba, đổi mới và chỉnh đốn Đảng phải được xem là công việc thường xuyên của Đảng. Để hoàn thành sứ mệnh
lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản với tư cách Đảng cầm quyền phải thật sự vững
mạnh, trong sạch, có sức chiến đấu cao. Đánh giá về công tác Đảng, Văn kiện Đại
hội lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “Một số tổ chức đảng ở các cấp chưa được chỉnh
đốn; dân chủ bị vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết; chất
lượng sinh hoạt đảng giảm sút. Công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém,
bất cập; công tác tổ chức, cán bộ còn một số biểu hiện trì trệ. Việc đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng còn lúng túng, chưa đi sâu làm rõ đặc điểm và yêu
cầu về sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, chưa phát huy đầy đủ
hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước, tính tích cực của các đoàn thể và
quyền làm chủ của nhân dân"(8).
Do vậy, Đảng phải coi trọng việc nâng cao sức chiến đấu
của mình dựa trên cơ sở củng cố, tăng cường sức mạnh về tổ chức, tăng cường kỷ
luật; đồng thời, thực sự coi trọng kinh nghiệm lãnh đạo chính trị trong các thời
kỳ cách mạng trước đây và vận dụng những kinh nghiệm đó để lãnh đạo công cuộc đổi
mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phải biết kế thừa và
phát huy những giá trị nhiều mặt trong truyền thống cách mạng của dân tộc, của
Đảng và di sản tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ tư, Đảng cần tăng cường
vai trò lãnh đạo, phát huy đầy đủ hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước.
Cương lĩnh, đường lối đổi mới của Đảng cần được cụ thể hoá, thể chế hoá thành
chính sách, luật pháp của Nhà nước. Quá trình vận động của lịch sử nhân loại
cho thấy, một lý luận đúng, một hệ tư tưởng khoa học, một đường lối sáng suốt sẽ
mãi chỉ là lý thuyết nếu chúng không được thể chế hoá thành hiến pháp, pháp luật,
chính sách của nhà nước. Chỉ khi bằng sức mạnh của hiến pháp, pháp luật, chính
sách của nhà nước, đường lối phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa mới đi vào cuộc sống. Từ đó, các năng lực sản xuất hiện có trong xã hội mới
được giải phóng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển với nhịp điệu nhanh, mạnh và
vững chắc. Đến lượt mình, những thành quả phát triển kinh tế - xã hội mới trở
thành nền tảng vững chắc cho hệ thống chính trị.
Bên cạnh đó, Đảng cần thực hiện một loạt biện pháp đồng
bộ, hiệu quả nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực.
Cần phải dứt khoát xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung,
quan liệu, bao cấp để giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mạnh mẽ tính năng động,
niềm phấn khởi, ý thức làm chủ của nhân dân mà trước hết là làm chủ trong công
việc, trong hoạt động cụ thể của mỗi người. Tâm lý thụ động, ỷ lại, dựa dẫm,
thái độ cửa quyền, tệ ban phát... phải từng bước được khắc phục, xoá bỏ. Đặc biệt,
cần phát huy vai trò và trách nhiệm của nhân dân trong các hoạt động chính trị
- xã hội.
Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải gắn liền
với đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị. Trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, trong điều kiện Đảng cầm quyền, hệ thống chính trị dễ có nguy cơ
trở thành một hệ thống quyền lực xa rời nhân dân. Điều đó có thể dẫn đến chỗ
làm giảm nhiệt tình cách mạng, hạn chế việc phát huy khả năng to lớn của nhân
dân trong quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như
trong xây dựng Đảng, củng cố bộ máy nhà nước và các đoàn thể nhân dân, hạn chế
sức mạnh và hiệu lực của hệ thống chính trị. Vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện
hệ thống chính trị là rất quan trọng và cần thiết.
Thực tế đã chứng minh rằng, dân chủ là một công cụ đắc
lực để phát triển kinh tế, nâng cao tính tích cực sáng tạo của con người trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chỉ có thông qua dân chủ mới có thể lôi cuốn
nhân tố con người vào hoạt động cải tạo sâu sắc các mặt của đời sống xã hội,
vào quá trình quản lý và tự quản lý. Tuy nhiên, phát huy dân chủ phải gắn chặt
với việc tăng cường pháp chế, kỷ luật, kỷ cương của Nhà nước. Vì thế, cần tiếp
tục thể chế hoá bằng pháp luật các quyền dân chủ của người dân, đẩy mạnh đấu
tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, thực thi quyền bình đẳng của công dân trước
pháp luật, phải giáo dục và rèn luyện cho mọi công dân ý thức hiểu biết và thực
hành pháp luật; nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ, tự do và trách nhiệm của
công dân để họ có thể tham gia một cách có hiệu quả vào việc thực hiện và bảo vệ
hiến pháp, luật pháp.
Với thắng lợi của gần 20 năm đổi mới đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để nói rằng, sự nghiệp đổi
mới và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là "một cuộc cách mạng toàn
diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phải đầu
tư rất nhiều trí tuệ, sức người, sức của. Chỉ có huy động sức mạnh và khả năng
sáng tạo to lớn của toàn dân, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng... thì mới đảm
bảo thắng lợi"(9).
Việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, khi hiệu lực quản
lý của Nhà nước được kết hợp với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là một
trong những giải pháp đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự
thành công của cách mạng Việt Nam.
Phương Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét