Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN BẢN CHẤT TỐT ĐẸP CỦA ĐCSVN



Quy định 102-QĐ/TW (Quy định 102) được Bộ Chính trị ban hành ngày 7/12/2017. Đây là Quy định cụ thể hóa nhiều văn kiện về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết TW 4 (khóa XII) nhằm giữ vững bản chất tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng trên không gian mạng đã có một số kẻ đưa ra những bình luận ác ý, xuyên tạc bản chất văn kiện này: Chẳng hạn có người viết rằng, văn kiện này thể hiện sự “xung khắc nội bộ” về “xã hội dân sự”. Họ dẫn ra “những chứng cứ”: Những đảng viên nào đòi thực hiện “thể chế xã hội dân sự”, “thể chế tam quyền phân lập” và “đa nguyên đa đảng” sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng. Có kẻ lại viết: “Ở Việt Nam lâu nay, khái niệm nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường luôn bị gắn thêm cái đuôi xã hội chủ nghĩa. Vì thế các khái niệm nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường đã bị biến dạng và trở thành Nhà nước độc quyền xã hội chủ nghĩa”... Vậy thì tại vì sao bọn chúng lại cố tình xuyên tạc văn kiện này?
Trước hết, điều mà họ nói có “xung khắc nội bộ” về “xã hội dân sự” là gì?
(1) Với dụng ý xuyên tạc bản chất của Quy định 102, thủ đoạn của họ là cắt xén bối cảnh của câu văn. Bối cảnh của câu văn nằm trong mệnh đề “Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” (điều này được quy định tại Điều 4 (1) Hiến pháp năm 2013).
(2) Thứ hai, họ cố tình tách cụm từ “xã hội dân sự” ra khỏi mệnh đề thể chế “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên, đa đảng” (điều này được quy định tại Khoản 3, Điều 2 (2) Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc phân công phối hợp của cơ quan quyền lực Nhà nước.
Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình chế độ chính trị và nhà nước. Chẳng hạn như chế độ cộng hòa tổng thống; chế độ cộng hòa đại nghị; chế độ dân chủ nhân dân; chế độ quân chủ (do nhà vua đứng đầu); có nhiều nước dựa trên một tôn giáo (còn gọi là Quốc đạo) ở đó các giáo sĩ, tăng lữ giữ vai trò quyết định về nhiều mặt, kể cả chính trị, xã hội. Một dân tộc lựa chọn chế độ xã hội nào, mô hình nhà nước nào tùy thuộc vào sự lựa chọn của nhân dân do cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội quyết định). Không có mô hình “chuẩn”, không có “khuôn mẫu” cho cộng đồng quốc tế làm theo. Cái mà những kẻ muốn áp đặt cho xã hội Việt Nam mô hình ngoại nhập, thực chất chỉ là một thủ đoạn chính trị hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.
Thứ hai, mục tiêu cuối cùng của họ là gì?
(1) Những điều mà họ xuyên tạc Quy định 102 thực tế là nhằm bác bỏ chế độ xã hội hiện hữu do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Lập luận của họ là: Đảng Cộng sản Việt Nam “bám giữ” tư tưởng phủ nhận xã hội dân sự là “cổ hủ, lạc hậu, cản trở bước tiến của xã hội”… Thực tế hoàn toàn trái lại, chưa bao giờ vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế lại được khẳng định, được tôn trọng như hiện nay. Việt Nam đang là đối tác chiến lược với 15 quốc gia (trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ); đối tác toàn diện với 12 quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ).
Trên lĩnh vực kinh tế cũng như vậy. Hiện nay, không có mô hình “chuẩn” cho cộng đồng quốc tế. Về mặt lý luận, không có nền kinh tế nào không có “tính ngữ” (không có đuôi-theo cách viết của một số người về nền kinh tế Việt Nam). Nền kinh tế các nước Bắc Âu là nền “kinh tế thị trường xã hội”; nền kinh tế Anh, Mỹ là nền “kinh tế thị trường tự do”; nền kinh tế Trung Quốc (lớn thứ hai thế giới ) là “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”... Bởi vậy, việc họ xuyên tạc, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam nếu không phải là một thủ đoạn chính trị thì cũng chỉ là lý lẽ của những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” về tri thức.
(2) Những thông tin mà họ đưa ra để “phản biện” Quy định 102 còn nhằm tuyên truyền cho chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, thể chế “tam quyền phân lập” và nền “kinh tế thị trường tự do”, theo mô hình ngoại nhập. Họ viết:Một quốc gia phát triển nhanh, mạnh và hài hòa, thì ba trụ cột: Nhà nước pháp quyền; nkinh tế thị trường hoàn chỉnh và một xã hội dân sự, trong đó bao gồm các tổ chức xãhội dân sự độc lập không chịu sự chi phối của Nhà nước. Nói tóm lại, đó là một mô hình coppy ngoại nhập 100%. Chỉ có những kẻ mang đầu óc nô lệ mới nhắm mắt ca ngợi mô hình đó một cách mù quáng. Thực tế cho thấy, ngay ở những nước phát triển nhất với mô hình này vẫn đầy rẫy bất công như tình trạng hàng triệu người vô gia cư ...
Huy Thông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét