Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Những hành vi ngăn cản hiệu lực Luật An ninh mạng cần xử lý



Cách đây không lâu, khi Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam họp bàn, cho ý kiến và thông qua Luật An ninh mạng, với sự kích động của  các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị, số lượng rất đông những người trên mạng xã hội đã tham gia bình luận, đánh giá là vi phạm nhận quyền, họ cho rằng những công ty, những nhà cung cấp mạng xã hộ lớn như Facebook... sẽ rời khỏi Việt Nam, rồi họ tự suy diễn, Việt Nam cấm đoán Internet, truyền nhau những bình luận là chuẩn bị bán điện thoại thông minh, mua điện thoại đen trắng, cùi bắp, cục gạch về dùng cho hợp thời... Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn tham gia vào các cuộc biểu tình đòi không thông qua luật, tẩy chay Luật An ninh mạng...Thế nhưng từ đó đến nay, khi Luật đã có hiệu lực, chúng ta vẫn thấy được sự phát triển mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ Internet, mạng xã hội, người dân vẫn tự do sử dụng Internet, mạng xã hội như ở rất nhiều nước được cho là tiên tiến, dân chủ trên thế giới. Bây giờ nghĩ lại những hành động xuyên tạc ấy lại càng thấy nực cười. Thực chất, với sự công khai các hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng, Luật đã tạo môi trường thuận lợi hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ và bảo vệ quyền tự tham gia, sử dụng internet, mạng xã hội của mỗi người dân.
Đến nay, Luật An ninh mạng đã chính thức có hiệu lực từ 01/01/2019, thế nhưng những phần tử tiêu cực, bất mãn có thâm thù với chế độ và các thế lực thù địch vẫn đang tiếp tục kêu gọi và dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để xuyên tạc, cản trở việc thực thi Luật này, hòng để chống phá chế độ ta. Những ngày gần đây, tại một số địa chỉ trên Facebook xuất hiện tình trạng comment giả danh hiệu lực của Luật An ninh mạng, sau đó đã nở rộ nhanh chóng, trở thành động thái gây tò mò, hiểu lầm, hoang mang cho người dùng internet. Với thủ đoạn tạo ra những status hoặc comment trên Facebook với câu từ dạng như: “Comment này đã bị ẩn vì Luật An ninh mạng, chủ nhân tài khoản này sẽ bị xử lý theo pháp luật”. Điều đáng nói là, những status hoặc comment này được viết dưới dạng phông chữ nghiêng với độ đậm, nhạt khá khác biệt so với mặc định của Facebook, khiến cho nhiều người lầm tưởng đó là biện pháp xử lý thật sự của cơ quan pháp luật, đã can thiệp trực tiếp vào việc hiển thị nội dung trên Facebook. Điều này cho thấy, dù không biết nội dung của status hay comment là gì, nhưng hành động trên thể hiện mục đích, động cơ xấu, gây tò mò, thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, thông qua đó lôi kéo, kích động nhằm xuyên tạc, phản đối việc Luật An ninh mạng đi vào thực tiễn cuộc sống.
Thực chất, để làm ra những câu từ có phông chữ khác so với mặc định của Facebook như trên không có gì khó. Người dùng chỉ cần truy cập vài trang web cho phép chuyển đổi phông chữ trực tiếp, sau đó coppy và dán dòng chữ đã chuyển đổi là được. Tuy nhiên, hành động, việc làm nêu trên đã không đạt được mục đích, nhanh chóng bị cơ quan chức năng phanh phui, làm sáng tỏ thủ đoạn. Hơn thế, những hành vi như vậy chỉ lừa được những người quán nhẹ dạ, dễ cả tin và ít hiểu biết những kiến thức đơn giản về mạng xã hội và internet. Còn nhìn chung, chẳng ai quan tâm đến những thủ đoạn thiếu trí tuệ ấy. Dù sao cũng vẫn nhắc lại cho những người thực hiện hành vi đó rằng: Theo quy định của Luật An ninh mạng thì hành động nêu trên sẽ được điều tra, tìm ra chủ nhân của những địa chỉ trên Facebook đã tung “hỏa mù” để xử lý tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Như vậy, rồi đây những kẻ đó lại có việc với các nhà chức trách thì cúng bận việc nhỉ. Tốt nhất là  những “anh hùng bàn phím”, đừng có đùa với Luật An ninh mạng nhé!
Quốc Tuấn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét