Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc về dân chủ của Phạm Trần



Trong bài “Dân chủ và đa đảng ở Việt Nam” đăng trên trang mạng Tiếng Dân, Phạm Trần một lần nữa lại xuyên tạc, ngụy biện nhằm phủ định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ định thành quả xây dựng nền dân chủ ở nước ta trong suốt mấy chục năm qua.
Để minh chứng cho luận điểm của mình Phạm Trần cố gắng ngụy biện trích dẫn những phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thậm thí cả Hiến pháp, pháp luật quy định về xây dựng nền dân chủ ở nước ta để xuyên tạc, quy chụp mà không viện dẫn được một thực tế hay một lý lẽ thuyết phục nào. Ví như, Y viện dẫn Điều 53 của Hiến pháp năm 2013 nói về quyền sở hữu đất đai: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản thuộc về sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đó là hiến định hoàn toàn đúng đắn để đảm bảo quyền dân chủ của mọi người dân trước Pháp luật, nhưng Phạm Trần cố tình vu cáo Đảng là “hớt tay trên ngay trước mắt người dân”, đó là điều phi lý nhất mà ông ta cũng nghĩ ra được. Ai cũng biết trong xã hội phải có luật lệ để điều chỉnh các quan hệ, Nhà nước là đại diện của nhân dân quản lý trên mọi lĩnh vực nhằm đảm bảo trật tự xã hội, thì quyền công dân mới được thực hiện và dân chủ mới thực thi. Trong lĩnh vực đất đai cũng vậy, nếu nhà nước không quản lý thì mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy chiếm dụng, không luật lệ, không quy tắc thì quyền sử dụng của người dân có đảm bảo, vậy thì dân chủ ở đâu hay là vô chính phủ.
Với mớ tư duy khá hỗn độn, Phạm Trần còn đưa ra những luận điệu sai trái nhằm “phản bác” nền dân chủ ở nước ta, Y đổ lỗi cho “sự mất dân chủ” ở Việt Nam là do một đảng lãnh đạo mà không thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng.
Phạm Trần đã cố tình gán ghép, quy chụp hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên chính trị, không phải cứ có đa đảng là có dân chủ. Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, bảo đảm cho nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo nên chế độ dân chủ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam được bảo đảm quyền dân tộc tự quyết, quyền lựa chọn con đường và mô hình phát triển đất nước; bảo đảm quyền và phát huy năng lực làm chủ của nhân dân, xoá bỏ triệt để tình trạng áp bức, bóc lột. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không có chiến tranh, không có sự hoành hành của tội ác, của tàn bạo và bất công, bảo đảm cho con người phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Đó chỉ là một phần sự thật không thể phủ nhận về dân chủ, nhân quyền và thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam hơn 70 năm qua. Sự thật đó đã được cả thế giới biết đến, chỉ những kẻ phản động mới cố tình xuyên tạc, phủ nhận với dụng ý xấu xa nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.
Đức 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét