Hiện
nay, trong hoạt động phá hoại tư tưởng, tuyên truyền xuyên tạc tư tưởng đang
được các thế lực thù địch tiến hành trên không gian mạng là khá phổ biến. Các
phần tử phản động, cơ hội chính trị đã thiết lập hàng nghìn trang web, blog và
mạng xã hội cho mục đích tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ. Chúng
lợi dụng các trang mạng như Yahoo, Google, Facebook, nhất là kênh Youtube làm
công cụ; sử dụng và nhân rộng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp để xuyên tạc
chống phá Đảng, nhà nước ta. Hiện nay, có trên 300 tổ chức hoạt động phi pháp,
hình thành các trang mạng phản động, xào xáo thông tin, trộn lẫn "thật -
giả", "cắt gọt" các trích dẫn từ các nguồn tin chính thức trong
nước gắn với những bình luận ác ý, thổi phồng, bóp méo các sự kiện, vụ việc,
lồng ghép ý kiến trái chiều, quy chụp tất cả các tiêu cực xã hội đề do thể chế
chính trị... tạo ra tâm lý bức xúc, bán tín, bán nghi đối với sự lãnh đạo của Đảng
và quản lý của Nhà nước.
Mặt khác, một số trí thức,
cán bộ hưu trí lợi dụng việc góp ý cho Đảng, Nhà nước để chỉ trích, phê phán
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Một bộ phận cán bộ,
đảng viên giữ chức vụ cao trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước suy thoái
chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí tiêu cực... gây bất bình
trong dư luận. Một số văn nghệ sỹ, trí thức có quan điểm trái chiều muốn thoát
ly sự lãnh đạo của Đảng, đòi tự do sáng tác; lợi dụng những sự kiện trong nước
để xuyên tạc, chống phá chế độ, xuyên tạc, bôi lem các giá trị lịch sử, nhân
vật lịch sử... Bên cạnh đó, sự yếu kém trong quản lý nội dung thông tin phản
ánh về các vụ việc phức tạp, nhạy cảm trên mạng internet cũng đưa đến những tác
động xấu đối với đời sống xã hội nước ta; việc đưa thông tin chạy theo thị hiếu
tầm thường, giật gân, câu khách của một số báo điện tử đang dần khô khan về
kiến thức, mất đi vai trò định hướng cái tốt, cái đẹp...
Vì vậy, cần quán triệt sâu
rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên về tầm ảnh hưởng của mạng internet, đặc
biệt là mạng xã hội. Từ đó, xây dựng ý thức giữ gìn hình ảnh của cán bộ, đảng
viên, góp phần bảo vệ uy tín của cơ quan Đảng, Nhà nước. Chủ động lựa chọn,
thiết kế xây dựng chủ đề để dẫn dắt dư luận; chú trọng tính tương tác, sự gần
gũi, sử dụng nhiều ngôn ngữ và hình thức được cư dân mạng ưa thích nhằm giới
thiệu những đạo lý, nét đẹp văn hóa,... một cách sinh động, cụ thể, gắn với hơi
thở cuộc sống, lại vừa có tính phổ biến rộng rãi. Tìm giải pháp thích ứng nhằm
thỏa mãn được nhu cầu hưởng thụ thông tin của cộng đồng, gắn với việc áp dụng
kịp thời các biện pháp kỹ thuật, ứng dụng mới trên internet, mạng xã hội. Thống
nhất trong truyền thông từ thông tin trên báo chí, truyền hình đến báo điện tử,
trang web, blog, Facebook, kênh Youtube... tạo thành chuỗi dòng chảy thông tin
tích cực lan tỏa nhanh trong cộng đồng, góp phần định hướng dư luận, định hướng
nhận thức, tạo sức đề kháng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ
trẻ hiện nay.
Vì sự ổn định chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bên cạnh trách nhiệm của các tổ chức
Đảng, Nhà nước, mỗi chúng ta cần thể hiện tích cực trách nhiệm của người dùng
mạng xã hội, góp phần phát triển không gian mạng ngày càng lành mạnh, văn minh.
Xuân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét