Luật An ninh mạng đã chính thức được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6 với
tỷ lệ tán thành hơn 86% và có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Đây là Luật cấp thiết
được ban hành bởi rất nhiều thách thức, rủi ro gia tăng về an ninh an toàn trên
không gian mạng tại Việt Nam. Tuy nhiên. sau khi Luật An ninh mạng được Quốc
hội thông qua, vẫn có rất nhiều đối tượng cố tình xuyên tạc, làm sai lệch nội
dung, các quy định trong Luật An ninh mạng nhằm mục đích tạo dư luận để người
dân hiểu sai về Luật này.
Trước khi Quốc
hội chính thức thông qua Luật An ninh mạng, trên các trang mạng xã hội đã xuất
hiện những bài viết với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc dự Luật này, cho rằng:
Luật an ninh mạng tước đi quyền được nói trên mạng xã hội; hay dự thảo Luật này
làm mất cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0, làm giảm
GDP và thậm chí Việt Nam có thể bị tụt hậu nếu Luật an ninh mạng được thông
qua.
Tất cả những
lập luận xuyên tạc này, đứng sau là âm mưu của 1 số phần tử chống đối lo sợ
rằng sẽ bị tước bỏ điều kiện hoạt động và bị pháp luật xử lý bởi nội dung các
hành vi bị nghiêm cấm đã được Luật an ninh mạng quy định. Đây là lần đầu tiên
có quy định này kể từ khi Internet xuất hiện tại Việt Nam.
Ngay chính trên facebook, đã có những
tranh luận xung quanh dự luật này. Đối lập với những bài viết mang tính chất
tiêu cực, không ít những bài viết mang tính chất xây dựng, phản bác những luận
điệu xuyên tạc sai trái về Luật An ninh mạng.
Đã có rất
nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra trong đời sống thật, bắt nguồn từ thế giới
ảo. Sức ép của tin đồn thất thiệt khiến nhiều người không chịu nổi áp lực của
dư luận.
Luật an ninh
mạng không cấm mọi người tiếp cận thông tin, nhưng mỗi người phải tự biết cách
bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, bịa đặt, độc hại, cần tỉnh táo nhận
diện, không bị kẻ xấu hướng lái, lôi kéo, lợi dụng thành công cụ xâm hại cá
nhân, tổ chức, xâm hại an ninh quốc gia.
Quốc Hiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét