Chiến tranh bảo vệ biên giới là chính
đáng
Lịch
sử về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc đến nay cũng đã 40 năm. Không
quá dài nhưng cũng chẳng ngắn. Nó vốn mang trong mình những giá trị và tính
chất chính nghĩa mà từng người lính bộ đội cụ Hồ đã hiện thực hóa trên từng tấc
đất nơi biên cương Tổ quốc, dẫu thịt nát xương tan hòa cùng vào đất mẹ cũng
không nề. Thời gian trôi qua nhưng những giá trị đó thì mãi mãi trường tồn cùng
dân tộc.
Quân
đội nhân dân Việt Nam cùng với lực lượng dân quân và các đơn vị địa phương 6
tỉnh biên giới phía Bắc khi đó đã phối hợp hiệp đồng chiến đấu và chiến thắng
oanh liệt. Điều này là sự tiếp nối cho truyền thống anh hùng, mưu trí sáng tạo
của con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, nhất là khi chủ quyền lãnh
thổ thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm. Nó đã thể hiện được ý chí và khát
vọng bảo vệ độc lập dân tộc. Đã
là dân Việt Nam thì phải biết và hiểu rõ về cuộc chiến ấy. Chính nghĩa thuộc về
chúng ta, cả thế giới khi đó còn lên án mạnh mẽ Trung Quốc, bảo vệ ta. Tại sao
ta lại có thể quên đi điều này được?
Truyền
thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta đã có bề dày từ bao đời nay. Từ khi bài
thơ thần “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt vang lên chống nhà Tống vào thế
kỷ XI, cho tới thời đại Hồ Chí Minh với các cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ. Tất cả đều cho thấy một chân lý muôn thuở
rằng: Chủ quyền lãnh thổ, biên giới là không thể xê dịch hay xâm phạm. Việt
Nam đã trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nhưng hào kiệt thì đời nào
cũng có và đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, đem lại hòa bình thống nhất về
cho non sông nước Việt. Và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979
cũng là hoàn toàn chính đáng.
Mặc
dù trong quan hệ đối ngoại với nước láng giềng Trung Quốc, ta vẫn thể hiện
thiện chí hòa bình và không bao giờ chủ động vô cớ gây chiến trước. Nếu họ xâm
phạm trước thì buộc phải đánh trả. Về cuộc chiến tranh năm 1979 cũng cần phải
có cái nhìn rạch ròi, rõ ràng về lịch sử, phải tôn trọng sự thật lịch sử. Cần
nói thẳng và nói thật chính xác ở từng cấp độ, tầm mức sao cho mỗi công dân
Việt Nam đều hiểu được điều này mà không bị nhiễm tư tưởng kích động thù hằn
dân tộc. Chúng ta nói ra là để
tôn vinh những người đã khuất chứ không phải để kích động thù hằn dân tộc. “Thêm
lịch sử là bất nhân, bớt lịch sử là bất nghĩa”. Lịch sử cần phải được tôn trọng
và vinh danh những con người làm nên nó. Từ đó, góp phần giáo dục tư tưởng
chính trị và tinh thần yêu nước cho cán bộ chiến sĩ cũng như mọi tầng lớp nhân
dân về truyền thống anh hùng của quân đội ta.
Đình Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét