Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn
hóa, xã hội, những năm qua, giáo dục Việt Nam có những chuyển động tích cực và
tiến bộ về nhiều mặt. Chính những thành tựu to lớn về giáo dục không chỉ là một
trong những động lực thúc đẩy đất nước đi lên, mà góp phần làm cho diện mạo đời
sống xã hội ngày càng khởi sắc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lợi dụng một số
vụ việc đơn lẻ xảy ra trong ngành giáo dục,
một số người có cái nhìn chưa khách quan, toàn diện, thậm chí phủ nhận những
thành tựu của nền giáo dục Việt Nam. Trên trang Tiếng Dân, đối tượng Dương Kỳ
đăng bài “Vài tư liệu về giáo dục Việt Nam” với nội dung xuyên tạc thành tựu và
quan điểm giáo dục của Đảng, Nhà nước ta.
Thứ nhất, đối tượng Duyên Kỳ cho rằng “Giáo dục tách
người học ra khỏi cuộc sống”. Đây là quan điểm hết sức sai lầm, bởi vì theo
Nghị Quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp
ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế” xác định “Xây dựng nền giáo dục mở,
thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức
giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng
cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập
quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và
bản sắc dân tộc”. Tức là không thể và không bao giờ tách người học ra khỏi cuộc
sống được, thậm chí giáo dục, đào tạo ngày nay phải là trách nhiệm của cả xã
hội, đào tạo theo yêu cầu của xã hội.
Thứ hai, đối tượng Duyên Kỳ cho rằng
giáo dục Việt Nam hiện nay “Cưỡng đặt người học vào vị thế của người truyền dạy
tri thức”. Đây là quan điểm đi ngược lại với chủ trương “Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Chủ trương này
hoàn toàn không phải là “đặt người học vào vị thế người dạy” mà phải lấy người
học là trung tâm của quá trình giáo dục - đào tạo, người dạy đóng vai trò hướng
dẫn, chỉ đạo, khơi dậy tính tích cực, trí sáng tạo và phẩm chất của người học.
Bởi vì bản chất của quá trình giáo dục là quá trình lĩnh hội kiến thức của
người học dưới sự hướng dẫn của người dạy trong điều kiện sư phạm. Do vậy,
không thể và không bao giờ “Cưỡng đặt người học vào vị thế của người truyền dạy
tri thức” được.
Tóm lại, có thể với sự nhận thức thiển
cận hoặc cố tình “thiển cận” qua lăng kính phản động của mình, đối tượng Duyên
Kỳ đã xuyên tạc trắng trợn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục - đào
tạo, phủ nhận những thành tựu mà nền giáo dục quốc dân đã dày công xây dựng
trong nhiều năm qua. Những tư tưởng này cần bị lên án mạnh mẽ./.
Văn Hiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét