Ngày
12-6-2018, với 423 phiếu thuận, Luật An ninh mạng đã được kỳ họp thứ 5, Quốc
hội khóa XIV, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và được Chủ
tịch nước công bố ngày 30-6-2018, có hiệu lực từ ngày 01-01-2019. Sự ra đời của
Luật An ninh mạng có cơ sở lý luận, thực tiễn, pháp lý vững chắc, được dư luận
trong và ngoài nước hết sức quan tâm, đồng tình, ủng hộ; coi đó là cơ sở pháp
lý quan trọng đảm bảo cho Nhà nước Việt Nam thực thi bảo vệ chủ quyền, an ninh
quốc gia, quyền con người, quyền công dân ngày càng tốt hơn.
Thế
nhưng, núp dưới chiêu trò “yêu nước”, “tự do ngôn luận”, “phản biện”,… một số
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã dùng mọi thủ đoạn để phản bác, xuyên
tạc, chúng cho rằng: Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng là “hết sức mơ hồ”,
“trái với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự
và Chính trị”, “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân”.v.v. Từ đó, họ
“hô hào” đòi Việt Nam “thu hồi luật mới khắc nghiệt này”. Cần phải thấy rằng,
những phần tử, đối tượng này trong nhiều năm qua đã lợi dụng không gian mạng,
coi đây là công cụ, kênh thông tin tuyên truyền xuyên tạc hữu hiệu, vận động,
lôi kéo, tập hợp lực lượng… để gia tăng chống phá hòng làm tan rã thể chế chính
trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.Vì vậy Luật
An ninh mạng ban hành, thực thi những điều kiện nói trên bị hạn chế, triệt
tiêu, nên chúng gia tăng đấu tranh, vận động để ngăn cản. Thủ đoạn tinh vi, thâm
độc rõ ràng là thế.Nhận diện và đề ra giải pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu,
thủ đoạn nêu trên là vấn đề cấp thiết và là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị hiện nay./.
Đỗ Thiết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét