Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng internet hiện nay



Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông là một tất yếu, mà Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng đó. Hiện nay mạng internet ở Việt Nam được phổ cập và phát triển tương đối rộng rãi. Sự phát triển của internet góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích của internet mang lại thì mặt trái của nó là không hề nhỏ; đặc biệt là các thế lực thù địch đã triệt để tận dụng mạng internet để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” (DBHB) chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, từ đó tích cực đấu tranh làm thất bại chiến lược DBHB trên mạng internet là rất cần thiết.
Nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn “Diễn biễn hòa bình” trên mạng internet của các thế lực thù địch, phương thức hoạt động DBHB trên mạng internet được các thế lực thù địch tiến hành đối với Việt Nam hiện nay là chống phá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, lĩnh vực tư tưởng, văn hóa được xác định là một trọng điểm. Chúng tập trung truyền bá các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet nhằm chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam.
Tính chất phản động, mục tiêu chống phá thể hiện rõ ở một số nội dung trọng điểm như: xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin, thân thế sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng; bôi nhọ nhân sự cấp cao và kích động, chia rẽ đoàn kết nội bộ nhằm làm giảm niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng. Do đặc thù của internet là tốc độ truyền thông tin nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin, khả năng “gây nhiễu” lại khá rộng… nên những quan điểm sai trái trên mạng internet có khả năng ảnh hưởng nhanh, rộng đến nhiều đối tượng. Thực tế cho thấy thời gian qua không ít thông tin trên mạng đã gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, nhất là một bộ phận trí thức và thanh niên – đối tượng thường xuyên tiếp cận với phương tiện này.
Để đấu tranh phòng ngừa có hiệu quả, cần vận dụng nghiên cứu một số biện pháp sau.
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp đối với hệ thống thông tin nói chung, mạng internet nói riêng.
Hai là, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, học viên, chiến sĩ, nhân viên toàn Học viện trong cuộc đấu tranh chống DBHB nói chung, trên mạng internet nói riêng.
Ba là, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong Học viện tham gia đấu tranh chống DBHB trên mạng internet.
Bốn là, tăng cường khả năng “miễn dịch” của các tổ chức, mọi cá nhân trong Nhà trường.
Năm là, thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp đấu tranh chống DBHB.
Sáu là, động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân tham gia diễn đàn mở để trao đổi các ý kiến, quan điểm khác biệt trên trang mạng (website) của Học viện.
Bảy là, khuyến khích mọi cán bộ, nhân viên xây dựng các trang blog cá nhân và tham gia trên các trang mạng xã hội như facebook, twitter tạo diễn đàn tranh luận, trực tiếp đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch./.
Văn Thanh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét