Ngày 24-11, Cơ quan An ninh
điều tra (Bộ Công an) đã hoàn tất bản
kết luận điều tra vụ án “Giả mạo trong
công tác” xảy ra tại Trường đại học Đông Đô, đồng thời, chuyển hồ sơ vụ án
đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố các bị can là cán bộ Trường
đại học Đông Đô về tội danh nêu trên.
Kết luận vụ án nêu rõ, Trần Khắc Hùng (SN 1972, Chủ
tịch HĐQT Trường đại học Đông Đô) và đồng phạm đã lợi dụng những sơ hở, thiếu
sót trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn
bằng 2 và lợi dụng chính sách tự chủ giáo dục đại học để thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật. Tuy nhiên, vào thời điểm khởi tố, bị can Hùng bỏ trốn nên hiện
đang bị truy nã. Cơ quan An ninh điều tra (Bộ
Công an) đã tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối
với bị can Trần Khắc Hùng, khi bắt được sẽ xử lý sau. Ngoài bị can Hùng, có 10
bị can khác trong vụ án này được xác định giữ vai trò đồng phạm, giúp sức. Cơ
quan An ninh điều tra xác định Trường đại học Đông Đô đã cấp 193 bằng cử nhân
ngành ngôn ngữ tiếng Anh hệ văn bằng 2 chính quy giả cho các cá nhân, không qua
tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng.
Lợi dụng sai phạm của Trường Đại học Đông Đô, ngày
27/11/2020 đối tượng Hoàng Hoành Sơn tán phát trên trang blog VOA Tiếng Việt
bài “Một thể chế mua quan bán tước”,
nội dung xuyên tạc đường lối, chủ trươn của Đảng về giáo dục, đào tạo; bôi nhọ,
nói xấu nền giáo dục Việt Nam; vu cáo Đảng lựa chọn những người “Không đủ tiêu chuẩn” để đứng trong hàng
ngũ; kêu gọi giới trẻ đấu tranh thay đổi thể chế chính trị.
Có thể thấy các thế lực thù địch không
từ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào nhằm chống phá Việt Nam trên mọi lĩnh vực, trong
đó chúng thường xuyên đẩy mạnh xuyên tạc các quan điểm, chính sách phát triển
giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước ta. Từ thực tế ấy, vấn đề đặt ra là
chúng ta phải chủ động đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ những luận
điệu xuyên tạc, những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Từ những luận điệu xuyên tạc trên, để đấu tranh ngăn
chặn và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch trên lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo hiện nay, thiết nghĩ chúng
ta cần phải tập trung các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một
là, Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống
chính trị. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào
tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Coi trọng công tác phát
triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học, trước hết là
trong đội ngũ giáo viên. Bảo đảm các trường học có chi bộ, đảng bộ. Cấp ủy
trong các cơ sở giáo dục - đào tạo phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực
hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Lãnh đạo nhà trường phát
huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, viên chức và học sinh, phát huy vai trò
của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.
Cần đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi,
cấp thiết; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt
động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình,
cộng đồng, xã hội và bản thân người học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa,
phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc
những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm
lệch lạc.
Hai
là, phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục phát triển toàn diện năng
lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn;
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát
triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo
vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ, phù hợp quy luật khách quan;
chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng
chất lượng và hiệu quả.
Bà là, chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển
giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài
công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo
đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo,
vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội
hóa giáo dục và đào tạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo
dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế để phát triển đất nước.
Bốn là, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu
quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển
toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân;
yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây
dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có
cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm
các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội
hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét