Thời gian qua,
nhất là trước thời điểm diễn ra đại hội đảng bộ các cấp, chuẩn bị tiến tới Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các thế lực thù địch, phản động đã gia tăng
hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta trên không gian mạng, tập trung
chủ yếu vào công tác cán bộ của Đảng, chiếm tới 80% tổng số tin xấu độc.
Trên các trang
mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin sai trái, bóp méo, đặc biệt là vấn đề
nhân sự luôn trở thành trọng tâm. Đáng lo ngại hơn cả, những thông tin hoàn
toàn bịa đặt, nhằm mục đích bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, hạ thấp uy tín cá nhân
của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các
đồng chí quy hoạch Ban chấp hành Trung ương.
Những thủ đoạn
này không phải là mới nhưng càng đến gần Đại hội XIII, tần suất và tỷ lệ còn
lớn hơn nhiều và cũng ngày càng tinh vi. Người đọc, người xem nếu không tỉnh
táo, thiếu kinh nghiệm thì rất dễ bị lừa.
Sự thành công của
một đảng cầm quyền là dựa trên niềm tin của người dân. Niềm tin ấy hướng tới
những đảng viên cụ thể, nhất là các đồng chí lãnh đạo Đảng. Niềm tin ấy nếu mất
đi sẽ không còn vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và bào mòn niềm tin của
người dân vào Đảng chính là đích tấn công của kẻ địch.
Thật tiếc rằng,
những luận điệu xuyên tạc, những thông tin sai trái vẫn được nhiều người chia
sẻ trên mạng xã hội tới hàng nghìn lượt đi kèm là nhiều bình luận khiếm nhã.
Trong khi đó, trong nhiệm kỳ Ðại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư đã dành nhiều thời gian, công sức và lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt
công tác cán bộ.
Với tầm quan
trọng đặc biệt, ngay từ đầu nhiệm kỳ, công tác này đã được tiến hành chặt chẽ,
bài bản, kỹ lưỡng. Nhiều chủ trương, nguyên tắc, quan điểm, giải pháp lớn về
công tác cán bộ được thể chế hóa, cụ thể hóa bằng các quy chế, quy định, quy
trình bảo đảm dân chủ, minh bạch. Thế nên, đánh giá cán bộ là phải dựa vào đánh
giá của các cấp có thẩm quyền và các nguyên tắc, quy định của Đảng chứ không
thể tin theo những thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí là xuyên tạc trên
mạng xã hội. Nếu chúng ta tin vào đó mà nghi ngờ, mà hoang mang, mà mất niềm
tin là đã trúng vào mưu kế, mục tiêu của các thế lực thù địch, phản động.
Vì vậy, ngoài
việc mỗi người cần tăng "sức đề kháng" trước những thông tin xấu độc
thì các cơ quan chức năng cũng cần xác định, việc đưa thông tin kịp thời đến
cho người dân là trách nhiệm của mình. Thông tin chậm sẽ chỉ tạo cơ hội cho
thông tin xấu độc tiếp tục được phát tán, lan truyền mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét